Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tỷ phú thanh long Sằn A Lộc

PV - 08:47, 12/06/2018

Sằn A Lộc dân tộc Nùng là một nông dân nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đồng đất khô hạn ở thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).

Hiện anh là chủ trang trại trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ có diện tích lớn nhất huyện. Nguồn hoa lợi từ cây thanh long ruột đỏ cho gia đình anh thu nhập bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.

Gian nan khởi nghiệp

Chúng tôi đến thăm trang trại thanh long của anh Sằn A Lộc khi anh đang hướng dẫn việc làm cho các lao động. Trên cánh đồng thanh long rộng khoảng 3ha, anh lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, những hàng trụ thanh long trồng thẳng tắp, cành chen cành, trái chín đỏ tươi.

Anh Sằn A Lộc chăm sóc cây thanh long ruột đỏ. Anh Sằn A Lộc chăm sóc cây thanh long ruột đỏ.

 

Sau khi phân công cho lao động ai vào việc nấy, Sằn A Lộc dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Anh chia sẻ: “Hồi còn trai trẻ, tôi tham gia bộ đội được học tập rèn luyện trong môi trường quân đội. Phát huy phẩm chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, tôi luôn nỗ lực phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng trang trại thanh long ruột đỏ có thu nhập cao ổn định như ngày nay”.

Nhắc lại những năm đầu từ thôn Phú Thạnh vào khai hoang lập nghiệp trên đất rừng Nha Húi, chủ trang trại thanh long Sằn A Lộc không khỏi xúc động. Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương vào cuối năm 1978, anh đi làm thuê cho bà con thôn xóm rồi lập gia đình với chị Chiến A Cháu. Hai bên cha mẹ đều nghèo, vợ chồng chỉ có một tấm ván ép cũ kê làm giường ngủ ven con suối Sa-ra. Nhiều buổi sáng giở tấm ván ép lên, anh “hoảng hồn” thấy 3-4 con rắn lục nưa đuôi đỏ nằm cuộn tròn trên nền đất. Vợ chồng anh bị bệnh sốt rét hành hạ đến trọc đầu, tưởng đã bỏ mạng với muỗi rừng Nha Húi.

Vượt qua khó khăn, hôm sớm làm ăn lấy ngắn nuôi dài, anh lần hồi khai hoang 16 ha đất. Vợ chồng anh kiên trì bám đất quyết tâm vươn lên làm giàu, đầu tư đào ao dự trữ nguồn nước, lắp đặt hệ thống bơm tưới tiết kiệm, trồng cây thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao.

Duyên nợ thanh long

Để có được cánh đồng thanh long ruột đỏ đẹp như bức tranh quê hiện nay, đầu năm 2011, anh khăn gói lặn lội vào tỉnh Tiền Giang tới Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tìm hiểu về cây thanh long. Anh đem theo mẫu đất lấy từ Nha Húi nhờ các nhà khoa học phân tích thổ nhưỡng xem có trồng được cây thanh long ruột đỏ hay không. Anh rất mừng khi nhận được kết quả hồi đáp của Viện là đất đai và khí hậu Nha Húi rất thích hợp, cây thanh long phát triển cho năng suất, chất lượng cao.

Sau ba lần vào Tiền Giang học nghề trồng thanh long, anh trở về gom góp vốn liếng trên 1 tỷ đồng đầu tư trồng 3ha thanh long ruột đỏ. Đầu tháng 7/2011, Sằn A Lộc thuê xe tải chở 12.000 hom giống thanh long ruột đỏ do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam lai tạo đưa về trồng trên đồng đất Nha Húi. Mỗi trụ được anh trồng 4 gốc thanh long, lắp đặt hệ thống chủ động bơm tưới “phun mưa” tiết kiệm nước.

Gần bảy năm bén rễ tỏa cành xanh mướt trên đồng đất Nha Húi, vườn thanh long của Sằn A Lộc cho thu hoạch 6 vụ/năm. Cây thanh long ruột đỏ chăm sóc chu đáo sau 24 tháng bắt đầu cho thu hoạch, từ lúc ra bông đến trái chín khoảng 50-55 ngày. Thanh long ruột đỏ canh tác theo mô hình sinh học hữu cơ, trái chín cân nặng 400-500 gram, ruột đỏ thẫm, hương vị thơm ngon. Với 3.000 trụ thanh long của gia đình anh đạt sản lượng 30 tấn/vụ. Với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, doanh thu 600 triệu đồng, anh còn lãi ròng 300 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Canh, Phó Trưởng ban Quản lý thôn Nha Húi ghi nhận anh Sằn A Lộc là nông dân mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao. Bà con trong thôn có nhiều hộ học tập mô hình trồng thanh long của anh Lộc đã mở rộng diện tích lên 8,7ha. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Sằn A Lộc còn là điển hình tiêu biểu trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và chủ động đào ao chống hạn ổn định sản xuất được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận tặng nhiều Bằng khen.

SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.