Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS từ bậc phổ thông

Khánh Thư - 2 giờ trước

Là tỉnh có 56,7% dân số là đồng bào DTTS, Tuyên Quang có nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Với phương châm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS ngay từ bậc phổ thông, tỉnh Tuyên Quang đã và đang quan tâm đầu tư hệ thống trường chuyên biệt này từ nguồn vốn Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Cùng chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục thì hiệu quả của chính sách đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ học tập đã nâng cao chất lượng toàn diện các trường chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. (Trong ảnh: Cô giáo và các em học sinh của Trường PTDTNT Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Lâm Bình, được đầu tư khang trang)
Cùng chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục thì hiệu quả của chính sách đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ học tập đã nâng cao chất lượng toàn diện các trường chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. (Trong ảnh: Cô giáo và các em học sinh của Trường PTDTNT Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Lâm Bình, được đầu tư khang trang)

Đầu tư đồng bộ

Năm học 2024 - 2025, Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học Cơ sở Linh Phú (thuộc xã khu vực III Linh Phú, huyện Chiêm Hóa) có 623 học sinh (HS); trong đó có 477 HS ở bán trú; 100% HS của trường là người DTTS. Trường đã được UBND tỉnh Tuyên Quang công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.

Các em HS ở bán trú của Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học Cơ sở Linh Phú trong năm học này đã nuôi dạy, học tập với cơ sở trường lớp khang trang. Bởi từ năm 2023, với kinh phí 14,2 tỷ đồng thuộc nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719, nhà trường đã được đầu tư xây dựng 9 phòng học bộ môn và 14 phòng ở cho HS bán trú; cùng với đó là nhiều thiết bị giảng dạy, đồ dùng phục sinh hoạt của HS.

Cũng như Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Linh Phú, năm 2023, Trường PTDTBT Tiểu học Tri Phú (xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa) đã được đầu tư xây dựng 12 phòng, với tổng kinh phí hơn 7,9 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Công trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2023 – 2024, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Theo ông Lê Đức Huy, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chiêm Hóa, thực hiện Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, hiện trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện 7 công trình. Với sự đầu tư đó, HS đến trường có điều kiện ăn, ở, học tập và được làm quen với các trang thiết bị hiện đại.

“Bên cạnh công tác giảng dạy, các trường cũng quan tâm giáo dục kỹ năng sống, giúp các em có mối quan hệ hài hòa với các đồng bào dân tộc khác và được các thầy cô nuôi dạy như con em trong gia đình mình”, ông Huy, cho biết.

Tương tự huyện Chiêm Hóa, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được bố trí nguồn lực kịp thời, để đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống trường chuyên biệt, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Tỉnh hiện có 7 trường PTDTNT và 39 trường PTDTBT với trên 22,8 nghìn học sinh, trong đó có trên 21 nghìn học sinh là người DTTS.

Theo ông Hoàng Minh Cảnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 - 2024, các địa phương trong tỉnh đã tích cực huy động, lồng ghép, ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng mới 184 phòng ở bán trú, 11 nhà ăn, 12 công trình vệ sinh nước sạch, 188 phòng học; mua sắm trang thiết bị dạy học, thiết bị phục vụ công tác nội trú, bán trú.

“Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho HS người DTTS theo đúng các quy định của Chính phủ. Giai đoạn 2021 - 2024, số lượt HS các trường PTDTBT được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP là 40.027 học sinh; số lượt HS trường PTDT nội trú được hưởng chế độ theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT là 9.101 HS”, ông Cảnh, cho biết.

Hướng tới nâng cao chất lượng

Với các chính sách đầu tư chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, chất lượng giáo dục ở vùng DTTS của tỉnh Tuyên Quang ngày càng ổn định và nâng cao. Đặc biệt hệ thống các trường chuyên biệt của tỉnh đã từng bước phát triển, chất lượng giáo dục – đào tạo không ngừng được nâng lên.

Đơn cử tại Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học Cơ sở Linh Phú, dù thuộc địa bàn vùng sau, vùng xa của huyện Chiêm Hóa, nhưng chất lượng dạy học ở ngôi trường này không “thua chị, kém em”. Kết thúc năm học 2023 - 2024, trường có 06 giáo viên dạy giỏi cấp huyện với HS thì đạt 14 giải cấp huyện và 4 giải cấp tỉnh.

Không chỉ ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở mà với bậc Phổ thông trung học, chất lượng dạy học ở các trường chuyên biệt của tỉnh cũng đã có những chuyển biến rất rõ nét. Để có được kết quả này, bên cạnh chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục thì hiệu quả của chính sách đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ học tập là rất rõ ràng.

Đơn cử là Trường PTDTNT Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Hàm Yên. Đây là trường chuyên biệt mới thành lập năm 2021, trên cơ sở chuyển đổi mô hình từ Trường PTDTNT Trung học cơ sở huyện Hàm Yên theo Kế hoạch 83/KH-UBND, ngày 25/5/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về phát triển hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

Theo thầy Hà Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên, trước khi chuyển đổi, cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhưng từ năm học 2021 - 2022, quy mô nhà trường mở rộng, HS ở nội trú tăng lên, gây quá tải về nơi ăn, ở, sinh hoạt.

“Năm học 2023 - 2024, nhà trường đã được đầu tư xây dựng 01 nhà ăn; 01 nhà ký túc xá 24 phòng; 01 nhà lắp ghép với 07 phòng; 01 nhà lớp học 8 phòng. Hiện nay, trường tiếp tục được đầu tư giai đoạn 2 xây thêm 4 phòng học; 01 sân bóng đá mini…giúp không gian sinh hoạt của học sinh rộng rãi, thoáng mát hơn”, thầy Tuấn, cho biết.

Với các chính sách đầu tư chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, chất lượng giáo dục ở vùng DTTS của tỉnh Tuyên Quang ngày càng ổn định và nâng cao, HS được làm quen với các trang thiết bị hiện đại.(Trong ảnh: Một tiết học của HS Trường PTDTBT Trung học Cơ sở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa)
Với các chính sách đầu tư chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, chất lượng giáo dục ở vùng DTTS của tỉnh Tuyên Quang ngày càng ổn định và nâng cao, HS được làm quen với các trang thiết bị hiện đại.(Trong ảnh: Một tiết học của HS Trường PTDTBT Trung học Cơ sở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa)

Với sự đầu tư đó, chất lượng dạy và học của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, năm 2024 là năm đầu tiên nhà trường có HS dự thi tốt nghiệp THPT, nhưng điểm trung bình các thí sinh của trường đứng vị trí thứ 3 toàn tỉnh.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, ông Hoàng Minh Cảnh, là đơn vị được giao chủ trì thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQg 1719, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tích cực hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giáo dục, chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và chuyển đổi số đối với các trường PTDTNT, PTDTBT. Sở cũng tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện các trường chuyên biệt trên địa bàn tỉnh.

“Triển khai Kế hoạch số 34/KH-UBND, ngày 07/2/2024 của UBND tỉnh Tuyên Quang về thực hiện Chương trình MTQG 1719 trong năm 2024, Sở cùng với các địa phương đã và đang tiếp tục thực hiện đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa các trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn tỉnh; đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ở các trường chuyên biệt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của giáo viên và HS, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS trên địa bàn tỉnh”, ông Cảnh, cho biết.

Trong năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 29 trường PQDTNT, PTDTBT được đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị dạy học, thiết bị phục vụ công tác nội trú, bán trú, với tổng kinh phí gần 365 tỷ đồng. Trong đó, các huyện: Lâm Bình có 3 trường, Na Hang 7 trường, Chiêm Hóa 7 trường, Hàm Yên 7 trường, Yên Sơn 5 trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Câu chuyện "giữ chân" người trẻ ở lại quê hương để tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận luôn là việc khó làm, khó thực hiện ở các Chi bộ vùng sâu, vùng xa, trong đó có các Chi bộ ở bản làng người La Hủ ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hồng Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 18/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức phiên bế mạc. Đại hội đã công bố danh sách Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực, các chức danh trong Ban Thường trực.
Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Sáng 18/10, tại xã Phước Ninh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thuận Nam tổ chức lễ phát động xây dựng mô hình Cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024. Tham gia buổi lễ có trên 100 đại biểu đại diện lãnh đạo các ban ngành, Người có uy tín, chức sắc và đồng bào Chăm. Bà Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đến dự và tham gia trồng cây xanh khu dân cư Tân Bổn.
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 1 giờ trước
Câu chuyện "giữ chân" người trẻ ở lại quê hương để tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận luôn là việc khó làm, khó thực hiện ở các Chi bộ vùng sâu, vùng xa, trong đó có các Chi bộ ở bản làng người La Hủ ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Hồng Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) luôn quan tâm thực hiện chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách. Nhờ đó, đời sống của người nghèo được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm.
Tuyên Quang: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS từ bậc phổ thông

Tuyên Quang: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS từ bậc phổ thông

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 2 giờ trước
Là tỉnh có 56,7% dân số là đồng bào DTTS, Tuyên Quang có nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Với phương châm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng DTTS ngay từ bậc phổ thông, tỉnh Tuyên Quang đã và đang quan tâm đầu tư hệ thống trường chuyên biệt này từ nguồn vốn Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Người bảo tồn, truyền dạy nhạc cụ Raglay ở Ma Nới

Người bảo tồn, truyền dạy nhạc cụ Raglay ở Ma Nới

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Trở lại xã vùng cao Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi tới thăm nhà Nghệ nhân Ưu tú Chamaléa Âu bên dòng sông Do thơ mộng, trữ tình. Ông nêu gương sáng về người cao tuổi gìn giữ và phát triển văn hóa đồng bào dân tộc Raglay, với việc góp sức lớn trong chế tác và truyền dạy cho thanh thiếu niên biểu diễn thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Raglay.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ thanh niên, sinh viên là người DTTS luôn được quan tâm, tạo điều kiện được học tập, nâng cao trình độ mọi mặt… Tuy nhiên, thực tế hiện nay, thanh niên DTTS vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do vùng DTTS vẫn tồn tại những rào cản liên quan đến thói quen, tập tục lạc hậu, những định kiến giới, khuôn mẫu giới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Hạnh, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xung quanh vấn đề này.
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó kìm hãm

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó kìm hãm "nảy mầm" (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 5 giờ trước
Qua tìm hiểu thực tiễn về đời sống của đồng bào La Hủ cho thấy, vai trò của đảng viên-những 'hạt giống đỏ" trong các chi bộ, đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong các bản làng La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển đảng viên mới trong đồng bào La Hủ đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn quần chúng ưu tú.
Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Với đặc thù là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, do đó những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bác Ái rất chú trọng thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 7 giờ trước
Những năm qua, huyện Kim Bôi đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT). Thực tế cho thấy, tuyên truyền, PBGDPL bằng hình thức giao lưu sân khấu hóa đạt hiệu quả nổi bật, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo Nhân dân.
Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Người có uy tín - Minh Thu - 9 giờ trước
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.