Tin tức -
Thúy Hồng -
09:00, 29/03/2023 Chiều 28/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ công bố dự án "Chúng tôi Có thể" giai đoạn 2 - Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS Việt Nam”. Lễ Công bố do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tập đoàn CJ, cùng các đại diện các tỉnh thuộc dự án, Tạp chí Ngày Nay và các đối tác khác của UNESCO.
Xã hội -
Mai Hương -
13:30, 26/05/2023 Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và KOICA tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm vận hành và nhân rộng mô hình Trung tâm Dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam”.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Với việc chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, nhất là ở vùng DTTS.
Xã hội -
Hồng Minh -
16:45, 09/08/2022 Một phụ nữ Tày từng đi bộ 40km đến trường giờ đây đã là một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia… Đó là một vài câu chuyện đời thực trong số rất nhiều câu chuyện khẳng định tầm quan trọng của giáo dục tới trẻ em gái DTTS. Và Dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” chính là nguồn năng lượng tiếp sức cho những giấc mơ đó.
Báo cáo “Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021: Tiếng nói, lựa chọn và sức mạnh” tiếp nối Báo cáo năm 2020 của tổ chức Plan International về khả năng lãnh đạo của trẻ em gái và phụ nữ trẻ trong khu vực vừa được công bố ngày 5/11 khẳng định, Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu khu vực châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị và chính sách.
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, nhân Ngày lễ tình nhân - Valentine (14/2), cơ quan này đã ra lời kêu gọi cộng đồng hãy hành động ngay để chấm dứt nạn kết hôn trẻ em hay còn gọi là tảo hôn.
Tin tức -
Việt Cường -
12:04, 11/08/2021 Được Liên minh Giáo dục toàn cầu phát động vào cuối tháng 8/2020, Chiến dịch toàn cầu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” nhằm kêu gọi các nỗ lực bảo vệ tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, bảo đảm việc học tập liên tục của trẻ em gái trong thời gian đóng cửa trường học và thúc đẩy sự an toàn của trẻ em gái trở lại trường học sau khi trường mở cửa trở lại.
Xã hội -
T.Hợp -
10:05, 02/10/2021 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Ủy ban Dân tộc triển khai chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.
Trong một báo cáo công bố ngày 7/3, Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết trẻ tị nạn nhìn chung ít được đến trường hơn so với những bạn đồng trang lứa khác, trong đó em gái là đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi các em vấp phải nhiều rào cản trong việc tiếp cận giáo dục.
Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan. Trung bình mỗi năm, thiên tai cướp đi mạng sống của gần 500 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD. Trong số đó, phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị tác động nhiều nhất. Thế nhưng, trên thực tế, chúng ta chưa thực hiện được bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
Ngày 25/11 là mở màn cho chiến dịch trọng điểm 16 ngày đoàn kết cùng hành động để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phát động, trong bối cảnh LHQ cảnh báo những nguy cơ gây ra vấn nạn này đang trở nên trầm trọng hơn và các hình thức bạo lực đang ngày càng đa dạng.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án “Vì một thế giới bảo đảm quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái” đã có tác động tích cực đến nhận thức và chuyển đổi hành vi của cha mẹ, giáo viên, chính quyền địa phương, thể hiện qua: Chất lượng học tập của trẻ em dần cải thiện, trẻ ngày càng mạnh dạn tự tin hơn, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ được cải thiện rõ rệt.
Trong tháng 8 và tháng 9/2021, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phát động chiến dịch truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” trên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số sau đại dịch bằng những câu chuyện truyền cảm hứng.