Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi trẻ em gái và phụ nữ DTTS được tiếp cận giáo dục

Hồng Minh - 16:45, 09/08/2022

Một phụ nữ Tày từng đi bộ 40km đến trường giờ đây đã là một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia… Đó là một vài câu chuyện đời thực trong số rất nhiều câu chuyện khẳng định tầm quan trọng của giáo dục tới trẻ em gái DTTS. Và Dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” chính là nguồn năng lượng tiếp sức cho những giấc mơ đó.

Khi trẻ em gái DTTS được tiếp cận giáo dục góp phần giúp gia đình, xã hội ngày càng phát triển một cách hài hòa và bền vững (Ảnh minh họa)
Khi trẻ em gái DTTS được tiếp cận giáo dục góp phần giúp gia đình, xã hội ngày càng phát triển một cách hài hòa và bền vững (Ảnh minh họa)

Giáo dục thay đổi cuộc sống

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Mông có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo ở xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, em Vàng Thị Máy, học sinh lớp 9 Trường PTDTBT-THCS Minh Sơn, Bắc Mê, Hà Giang (năm học 2021-2022) đã vượt qua rất nhiều khó khăn để được đến trường, một việc ngỡ đơn giản với nhiều trẻ em khác.

“Hành trình học tập của em có những lúc tưởng chừng phải dừng lại vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, neo người, sức khỏe của bố không tốt. Nhưng nhờ tình yêu thương của bố, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Nhà trường đã giúp em vững tin bước tiếp hành trình này. Trong quá trình học tập, em cũng đã rất mặc cảm và tủi thân vì không có mẹ như các bạn khác trong lớp. Thậm chí em đã từng suy nghĩ bỏ học vì thấy bố một mình làm việc vất vả và anh chị muốn em phải ở nhà để làm việc và chăm sóc bố”- em Vàng Thị Máy chia sẻ.

Dù hoàn cảnh khó khăn là thế, nhưng Máy không ngừng mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn. Máy luôn luôn khát khao sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở sẽ tiếp tục được theo học Trung học phổ thông hoặc một trường dạy nghề nào đó. Em ước mơ sau này có một công việc ổn định tại địa phương, để được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng làng, bản và để được ở gần chăm sóc bố và nuôi em trai ăn học.

“Hãy luôn cố gắng, phấn đấu xóa bỏ mọi ranh giới để thực hiện ước mơ. Chúc các bạn sẽ thực hiện thành công ước mơ của mình!” Đó là lời nhắn gửi của Máy tới các bạn nữ sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn như em.

Hay như câu chuyện của cô giáo Sải Thị Chúc, dân tộc Nùng, giáo viên Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cô Chúc từng rơi vào định kiến con gái học làm gì nhiều, lấy chồng sinh con là được rồi. Nhưng với nghị lực thay đổi cuộc sống cùng với sự động viên của bố, cô Chúc đã thực hiện được ước mơ của mình. Giờ đây, cô bé Chúc ngày nào đã trở thành cô giáo vùng cao, ngày ngày gieo ước mơ cho những cô cậu học trò với hoài bão vượt ra khỏi bản làng.

“Vốn sinh ra từ bản làng, chính tôi cũng là nạn nhân của định kiến phân biệt giới tính nên tôi hiểu rõ tâm lí của người dân và học sinh nơi đây. Khó khăn chồng chất khó khăn, cái nghèo vẫn luôn đeo bám họ. Thấu hiểu những khó khăn đó, tôi đã tích cực đến từng nhà, chia sẻ những điều tôi biết, về chính câu chuyện của tôi để Nhân dân quê tôi hiểu được sự quan trọng của việc học” cô giáo Sải Thị Chúc chia sẻ.

Hai nhân vật trên chính là dẫn chứng cụ thể cho câu chuyện về vai trò, tác động tích cực của giáo dục, đào tạo đối với trẻ em gái và phụ nữ DTTS. Những câu chuyện là nguồn cảm hứng thổi bùng lên ngọn lửa về sự quyết tâm, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của các em gái người DTTS.

Rõ ràng, việc các em gái được đến trường, được học tập, được khẳng định mình, được ước mơ, được đào tạo kỹ năng toàn diện giúp xóa đi mọi khoảng cách, định kiến về giới. Góp phần giúp gia đình, xã hội ngày càng phát triển một cách hài hòa và bền vững.

Sản phẩm của HTX Dược liệu Sơn Ý
Sản phẩm của HTX Dược liệu Sơn Ý

Trao “cần câu” cho chị em phụ nữ

Dự án “Chúng tôi có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” khởi động năm 2019 với sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn CJ của Hàn Quốc, đồng triển khai bởi Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNESCO, tại 3 tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

5 hoạt động chính do dự án triển khai: (1) Nghiên cứu khoảng trống chính sách và rào cản đối với giáo dục, đào tạo, việc làm cho trẻ em gái và phụ nữ DTTS; (2) Thu thập những câu chuyện thể hiện vai trò, tác động tích cực của giáo dục, đào tạo đối với trẻ em gái và phụ nữ DTTS; (3) Kết nối các doanh nghiệp và hiệp hội, tổ chức tham quan học tập các mô hình kinh doanh thành công do phụ nữ DTTS làm chủ (thí điểm tại tỉnh Hà Giang); (4) Tổ chức đào tạo cho phụ nữ DTTS nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng về tạo thu nhập và việc làm (thí điểm tại tỉnh Hà Giang); (5) Hội thảo thúc đẩy hợp tác, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang.

Cùng với việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học tập của trẻ em DTTS, đặc biệt là trẻ em gái tại các trường trung học cơ sở, Dự án Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn còn tăng cường cơ hội việc làm cho em gái và phụ nữ DTTS.

Thuộc một trong những Hợp tác xã (HTX) được hỗ trợ từ Dự án, HTX Dược liệu Sơn Ý, thôn Làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang giờ đây đã mang về doanh thu lên tới hàng tỷ đồng từ các sản phẩm được chế biến từ rau má như trà rau má, trà rau má đường phèn, trà diếp cá, dầu gội dược liệu.

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hồng Liễu, Giám đốc HTX Dược liệu Sơn Ý nếu như trước đây HTX chỉ biết trồng rau má để bán thì sau khi được tư vấn HTX đã sản xuất ra những sản phẩm đặc trưng. Bên cạnh đó, HTX được tiếp cận cách xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Với sự thay đổi này, HTX Dược liệu Sơn Ý đã có một sự thay đổi ngoạn mục. Năm 2021, doanh thu của HTX lên tới 1,7 tỷ đồng.

Là một thành viên cung cấp nguyên liệu cho HTX Dược liệu Sơn Ý, chị Nguyễn Thị Ẩn chia sẻ: “Tôi là một trong số những chị em phụ nữ rất may mắn được tham gia dự án. Tôi được hỗ trợ thành lập tổ phụ nữ hợp tác để cùng nhau trồng rau má với quy mô lớn làm nguồn nguyên liệu cho HTX. Tôi đã được các chị là chủ HTX chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của bản thân, từ đấy tôi cảm thấy tự tin hơn và hình thành thêm được những ý tưởng khởi nghiệp trong thời gian tới”.

Mới đây, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải cho rằng, trong cộng đồng người DTTS, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Vì vậy, thông qua các hoạt động của Dự án đã triển khai trong thời gian vừa qua sẽ cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, chia sẻ cơ hội phát triển kinh tế hộ gia đình cho các chị em phụ nữ và thanh niên DTTS, góp phần thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ các DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 - Phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024 để xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền.
Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Hơn 300 đại biểu đến từ 50 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất tại Quảng Nam

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Sáng 10/12, tại Tp. Hội An (Quảng Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất.
Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.
Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Kon Tum: Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Sơn La tăng cường hướng dẫn Nhân dân bảo vệ sức khỏe trước thời tiết chuyển rét

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm cả chục độ C, ngành Y tế Sơn La đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.
Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq - Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Hội LHPN Cao Bằng đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở

Tin tức - P.V - 5 giờ trước
Đa dạng hóa truyền thông về “xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới (BĐG) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực tại cơ sở.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với yêu cầu "3 nhất"

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.
Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Thăm thẳm giai điệu khèn Mông

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.
Hành hương về đất Mũi

Hành hương về đất Mũi

Phóng sự - Tào Đạt - 8 giờ trước
“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Khởi sắc miền biên viễn

Khởi sắc miền biên viễn

Kinh tế - Khánh Thi - 9 giờ trước
Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới khởi sắc, đời sống của đồng bào được nâng lên, quốc phòng - an ninh được giữ vững.