Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trước ngày Giỗ Tổ

PV - 19:13, 14/04/2019

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca dao ấy vang vọng hàng ngàn năm nay chưa bao giờ dứt. Ngày Giỗ Tổ là dịp nhắc nhở người dân Việt Nam từ Bắc tới Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ người dân trong nước hay những kiều bào xa xôi, chúng ta có chung nguồn gốc con Lạc cháu Hồng…

Xây dựng Lễ hội đền Hùng thành lễ hội mẫu mực cho cả nước. (Trong ảnh: Các tổ chức đoàn thể đang dâng hương tại Đền Hùng trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương). Ảnh: TL Xây dựng Lễ hội đền Hùng thành lễ hội mẫu mực cho cả nước. (Trong ảnh: Các tổ chức đoàn thể đang dâng hương tại Đền Hùng trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương). Ảnh: TL

Đường về cội nguồn

Những ngày đầu tháng Tư, trong cái nắng nhuộm vàng, các ngả đường vào TP. Việt Trì, từ huyện Lâm Thao, Phù Ninh… tỉnh Phú Thọ dường như nhỏ lại bởi lượng xe, lượng người đổ về Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng nhiều.

Dọc tuyến đường Hùng Vương lên Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ban ngày những lá cờ Tổ quốc, cờ hội, băng rôn, áp phích rực rỡ sắc màu. Tối đến, những ánh đèn đủ các màu lấp lánh, tỏa sáng khắp cả Thành phố, góp vào bầu không khí náo nhiệt, chào mừng ngày hội lớn sắp diễn ra nơi đây.

Hòa vào dòng người đông đúc, bước chân chậm rãi lần theo những bậc đá lên điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngút ngàn linh khí, bà Bùi Thị Hậu, dân tộc Mường xúng xính trong bộ trang phục truyền thống chia sẻ: “Để tránh đông người vào ngày chính giỗ (10/3 âm lịch) cứ đầu tháng Ba âm lịch, chúng tôi lại về Đền Hùng thắp nén hương thơm tri ân các Vua Hùng cầu mong cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng… Bà bảo, rất mừng Đền Hùng bây giờ rộng, khang trang, bề thế rất thuận lợi để bà con được trở về với cội nguồn.

Bà Thạch Thị Kiều, đến từ Sóc Trăng cũng theo bước chân của người dân về tề tựu nơi đất Tổ. Bà Kiều cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đi Đền Hùng, khung cảnh ở đây thật trang nghiêm, dù mang vẻ hoang sơ nhưng lại rất ngăn nắp. Đặc biệt, những con đường, bậc lên xuống từ cổng chính lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh được đầu tư bề thế, rất sạch sẽ và an toàn. Dù ở miền Nam xa xôi về đất Tổ, chúng tôi thấy thật gần gũi quen thuộc”.

Lực lượng CSGT phân luồng phục vụ Lễ hội. Lực lượng CSGT phân luồng phục vụ Lễ hội.

Hướng đến một Lễ hội mẫu mực

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, với ý nghĩa lịch sử đặc biệt, Lễ hội Đền Hùng đã vượt qua phạm vi của một địa phương, trở thành ngày hội chung của toàn dân tộc. Cũng vì lẽ đó, Lễ hội Đền Hùng không chỉ là Lễ hội tiêu biểu mà còn được kỳ vọng trở thành một Lễ hội mẫu, mô phạm để cả nước noi theo.

Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2019 do tỉnh Phú Thọ chủ trì, với sự tham gia góp giỗ của các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Nghệ An, Sơn La và được tổ chức trong ba ngày (từ 13-15/4, tức ngày 8-10/3 năm Kỷ Hợi) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt Trì và các xã, phường lân cận.

Ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, để Lễ hội diễn ra an toàn, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã họp chỉ đạo các sở, ngành tập trung tăng cường an ninh trật tự, bảo đảm “năm không”: không ùn tắc giao thông; không nâng giá, ép giá; không ăn mày, ăn xin; không hành vi phản cảm và không mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Theo đó, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2019 yêu cầu các đơn vị, lực lượng chức năng, các huyện, thành, thị tập trung cao độ tổ chức thành công Giỗ Tổ với mục tiêu đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc, tôn vinh giá trị di sản văn hóa thời đại Hùng Vương. Phần hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.

Năm nay, phần lễ chính gồm Lễ Giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; lễ dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”; lễ dâng hương của các huyện, thành, thị về Đền Hùng; lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức; lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương.

Phần hội, Ban Tổ chức xây dựng một chương trình hấp dẫn với nhiều hoạt động như lễ hội văn hóa dân gian đường phố; chương trình nghệ thuật; bắn pháo hoa; hội trại văn hóa các huyện, thành thị trong tỉnh và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú Thọ; Liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ tại khu di tích lịch sử Đền Hùng; trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Hùng Vương-TP. Việt Trì…

Đặc biệt, phần hội năm nay có ba hoạt động mới là hát giao lưu tại khu vực ngã 5 Đền Giếng và Hồ Mai An Tiêm-Khu di tích lịch sử Đền Hùng; trưng bày hoa, cây cảnh tại TP. Việt Trì; tổ chức các hoạt động tại sân khấu Quảng trường Hùng Vương.

“Trong những năm qua, Khu di tích cũng đã triển khai rất nhiều giải pháp trong công tác quản lý lễ hội, quản lý các hoạt động văn hoá ngày càng quy củ, chặt chẽ, nền nếp. Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng được đánh giá là một trong những lễ hội mẫu mực, quy mô, bài bản, trang nghiêm, thành kính ở phần lễ và phong phú, hấp dẫn ở phần hội”, ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 phút trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 19 phút trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.