Do ít hiểu biết, nên khi nhận được 10 triệu đồng, chị Lan đã yêu cầu chị Mỷ chuyển lại cho chị 4 triệu đồng, nói là trả vào chi phí đi lại, giao dịch giới thiệu và đưa người về từ thiện. Không hiểu thực hư thế nào, chị Mỷ gọi điện cho người quen ở một văn phòng luật sư trên huyện nhờ tư vấn.
Đại diện văn phòng luật sư đã giải thích cho chị Mỷ biết, hành động của chị Lan là trục lợi từ thiện, vi phạm pháp luật. Nếu cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để điều tra và xác định chị Lan có hành vi uy hiếp tinh thần chị Mỷ, hay bằng những thủ đoạn đe dọa, làm cho họ lo sợ mà phải giao tiền thì có thể bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 170, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, chị Lan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cấu thành tội phạm, mà không căn cứ vào việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa hoặc giá trị tài sản là bao nhiêu. Bởi vì dấu hiệu cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa, làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
Chị Lan có thể bị phạt tù 1 - 5 năm, hình phạt cao nhất đối với tội danh này là 20 năm. Ngoài ra, chị Lan còn có thể bị phạt tiền 10 - 100 triệu đồng.
Chị Mỷ nghe vị luật sư tư vấn như vậy, đã trao đổi lại với chị Lan rõ ràng. Nghe vậy, chị Lan rất sợ hãi vì cũng không hiểu Luật nên mới làm như vậy, chị Lan đã xin lỗi chị Mỷ và bỏ ý định đòi tiền chi phí đi lại.