Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rau thủy canh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Minh Thu - 17:06, 03/08/2024

Những năm gần đây, nhiều nông dân, trang trại và các Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Lâm Đồng đã và đang áp dụng rộng rãi mô hình trồng rau thủy canh tuần hoàn trong nhà màng. Mô hình được đánh giá là tiết kiệm nước tưới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công nhân trang trại Langbiang Farm đang sơ chế rau trước khi đóng gói cho vào kho lạnh.
Công nhân trang trại Langbiang Farm đang sơ chế rau trước khi đóng gói cho vào kho lạnh

Khẳng định chất lượng sản phẩm

Quá trình áp dụng của nông dân cho thấy, đây là mô hình sản xuất tiết kiệm nước, giúp các trang trại tiết kiệm khoảng 40% lượng nước so với sản xuất rau trên đất. Ngoài tiết kiệm nước, sản xuất rau thủy canh tuần hoàn còn giúp nông dân rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch.

Thạc sĩ Ngô Xuân ChinhViện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Gần 2 năm trước, gia đình ông Tô Quan Dũng ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương đã bắt đầu triển khai mô hình trồng 1,5ha rau, củ, quả bằng hình thức thủy canh và áp dụng công nghệ cao để sản phẩm đạt chất lượng.

Thời gian đầu thực hiện, ông Dũng gặp nhiều khó khăn trong việc pha chất dinh dưỡng cho cây trồng, giàn thủy canh chưa được thiết kế đúng kỹ thuật nên bị tắc, nghẽn mạch nước tưới… Nhưng, ông Dũng đã vượt qua các khó khăn đó bằng cách tìm kiếm và học hỏi những mô hình thủy canh đã thành công. Hiện nay, ông Dũng đã thành công với mô hình trồng rau thủy canh với 2 giống rau xà lách Crispenya và Crispyano (thường gọi là xà lách thủy tinh). Đồng thời, ông Dũng thành lập Công ty để mở rộng sản xuất, thị trường.

Hiện tại, rau xà lách của gia đình ông Dũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Riêng thị trường Hàn Quốc, ông đáp ứng khoảng 100 tấn rau cho 2 tháng và thu về lợi nhuận khá cao.

HTX Meli Green Farm đang tạo công ăn việc làm cho gần 10 nhân công tại xã Mê Linh và vùng lân cận.
HTX Meli Green Farm đang tạo công ăn việc làm cho gần 10 nhân công tại xã Mê Linh và vùng lân cận

Tại vùng đất Lâm Hà, Hợp tác xã (HTX) Meli Green Farm, có trụ sở tại Buôn Chuối, xã Mê Linh đã khẳng định được chất lượng sản phẩm và trở thành mô hình rau thủy canh đầu tiên ở địa phương này.

Hoàn thiện trên 5.000m2 nhà kính với 70.000 cây rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh, từ nhiều năm nay, mô hình trồng rau thủy canh của HTX Meli Green Farm được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn công nghệ Israel. Quy trình chăm sóc cây trên hệ thống được điều khiển tự động giúp cây luôn đầy đủ dưỡng chất và phát triển trong điều kiện sản xuất tốt nhất.

Hiện tại, mỗi ngày, HTX Meli Green Farm xuất đi 2.000 - 2.500 cây rau thủy canh (khoảng 500 - 800kg), với giá bán bình quân 6.000 - 7.000 đồng/cây và khoảng 28.000 - 32.000 đồng/kg.

Sau nhiều nỗ lực đưa cây rau thủy canh về Mê Linh phát triển, HTX Meli Green Farm đang tạo công ăn việc làm cho gần 10 nhân công tại xã Mê Linh và một số xã lân cận với mức lương trung bình là 6 triệu đồng/người/tháng.

Từ cách làm bài bản và sản phẩm đạt chất lượng, những cây rau thủy canh của HTX Meli Green Farm đã được cung ứng vào các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành khu vực Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ. Sắp tới, HTX chủ trương mở rộng thị trường sang một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách làm truyền thống.
Trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách làm truyền thống

Đồng hành cùng nông dân

Theo Lãnh đạo huyện Lâm Hà, tại địa phương, Meli Green Farm là HTX đầu tiên thành công với mô hình trồng rau thủy canh. Đây cũng là định hướng phát triển nông nghiệp và chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân đầu tư.

Đối với HTX Meli Green Farm, trong thời gian qua đã nhận được sự hỗ trợ từ các phòng, ban chức năng của huyện Lâm Hà trong việc hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đăng ký, đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của địa phương. Điều này đã góp phần khích lệ các doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cao cho người nông dân…

Công nhân thu hoạch rau trong nhà màng sản xuất rau thủy canh tuần hoàn (Ảnh: Sơn Trang).
Công nhân thu hoạch rau trong nhà màng sản xuất rau thủy canh tuần hoàn. (Ảnh: Sơn Trang)

Theo Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 300ha trồng rau thủy canh tuần hoàn. Quá trình áp dụng của nông dân cho thấy, đây là mô hình sản xuất tiết kiệm nước, giúp các trang trại tiết kiệm khoảng 40% lượng nước so với sản xuất rau trên đất. Bên cạnh đó, toàn bộ nước mưa rơi trên mái nhà màng được nhiều trang trại dùng các giải pháp thu gom và sử dụng trong sản xuất rau.

Ngoài tiết kiệm nước, sản xuất rau thủy canh tuần hoàn còn giúp nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao khi rút ngắn thời gian sản xuất của mỗi chu kỳ từ 20 ngày đến một tháng, giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 10% so với mức 30% của sản xuất thông thường. Rau thủy canh được trồng trong nhà màng, ngăn chặn rất tốt sâu bệnh xâm nhập nên hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nên thường có giá bán cao hơn nhiều so với rau thông thường…


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 48 phút trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 49 phút trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 53 phút trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 1 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trước yêu cầu cấp bách, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, các địa phương đã tạm dừng hoạt động tại các khu - điểm du lịch và các hoạt động dã ngoại, ngoài trời. Đến thời điểm này, các địa phương đã và đang khôi phục các hoạt động du lịch; trong đó, có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện nay.
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 18/9, UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia hội thi có 11 đội thi đến từ các xã thuộc vùng DTTS và miền núi.
Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt phá đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 6 kg ma túy cất giấu tinh vi trong lon sữa yến mạch.
Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chiều 18/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình NTQG 1719).