Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Trồng người” ở bản Ba Ngày

PV - 17:28, 12/01/2018

Giữa trùng điệp mây núi, trập trùng sương giăng nơi miền sơn cước xa xôi với vô vàn thiếu thốn, vất vả các thầy cô giáo ở bản Ba Ngày, xã Tà Long huyện Đakrông (Quảng Trị) vẫn miệt mài bám lớp bám trường để dạy chữ cho con em bản làng.

Miệt mài “cắm bản”

Bản Ba Ngày, xã Tà Long- một trong những bản làng xa ngái, heo hút và trắc trở nhất nhì ở huyện Đakrông. Sau gần 4 giờ vượt khoảng 150km đường đèo dốc quanh co xuyên giữa trùng điệp mây giăng chúng tôi mới tiếp cận được với điểm trường lẻ này.

Điểm trường lẻ gồm Mầm non và Tiểu học Ba Ngày nằm lọt thỏm giữa một thung lũng nhỏ với bao quanh là núi và một khe suối lớn. Cô giáo trẻ Hồ Thị Luyến, 26 tuổi đón chúng tôi tại cổng điểm trường mầm non với gương mặt phờ phạc vì chăm 20 đứa trẻ hiếu động cả buổi sáng.

Tiếng là điểm trường lẻ, nhưng thật ra lớp học của trẻ mầm non chỉ là một vuông nhà nhỏ xíu được dựng nên bằng tre nứa với phần mái kết bằng tranh, xung quanh thưng che bằng những tấm gỗ mục, bạt tạm bợ. Đang mùa mưa lạnh nên chốc chốc gió lại thổi thông thống vào phòng qua những khe hở, đám trẻ lại co rúm vì lạnh.

Sau khi đón chúng tôi, cô Luyến lại tất bật kiểm tra bữa cơm trưa cho lũ trẻ. Ở đây mỗi cháu có một cà mèn cơm được mang theo từ sáng. Đó là những chiếc sọt nhỏ được đan bằng tre hoặc cà mèn nhựa đựng cơm với măng rừng, muối, gia đình cháu nào “có điều kiện” hơn thì có thêm miếng thịt mỡ, thịt ếch, cá suối hoặc leng cá khô nhỏ xíu…

Tỉ mẩn bắt từng con kiến, côn trùng ra khỏi những phần cơm của các em, Luyến chia sẻ; cô quê ở thôn Pa Hy, xã Tà Long cách điểm trường Ba Ngày gần 40 cây số đường mòn xuyên rừng. Năm 2012, Luyến tốt nghiệp Trường CĐSP Quảng Trị sau đó xin vào dạy tại 2 điểm trường khó khăn nhất của xã Tà Long là Chai và A Đu. Sau một thời gian gắn bó, đầu năm 2017, Luyến được chuyển ra điểm trường Ba Ngày.

“Ở nơi dạy mới, tuy có gần nhà hơn nhưng nếu thời tiết thuận lợi thì có khi một tuần em về một lần, nếu mưa gió thì ở lại cả tháng là thường, Luyến chia sẻ.

Ngoài cô Luyến, những điểm trường đặc biệt khó khăn ở xã Tà Long còn rất nhiều thầy cô giáo khác nữa vẫn ngày ngày miệt mài như thế, với ước mong cháy bỏng là con em bản làng sẽ có được con chữ, có thêm tri thức những mong ngày mai tươi sáng...

Cô Luyến kiểm tra bữa cơm trưa của các cháu. Cô Luyến kiểm tra bữa cơm trưa của các cháu.

 

Nỗi khổ ở nơi nhiều không

Cô giáo Hồ Thị Thủy, Hiệu phó Trường Mầm non Tà Long kể rằng, cảm thương các thầy cô giáo cắm bản vất vả, vài năm trước dân bản đã vào rừng chặt tre nứa dựng căn nhà ở cho giáo viên. Đó là dãy nhà tạm hở trước trống sau, nằm sát bên mép suối với 3 phòng ở của 4 thầy cô giáo và 1 phòng làm nơi nấu ăn.

Thầy Hồ Văn Đàm, quê xã Hướng Hiệp có thâm niên 25 dạy học khắp các bản làng ở huyện Đakrông chia sẻ: “Mình vào đây dạy được 8 năm rồi. Đã công tác ở nhiều nơi, mình thấy điểm trường này là một trong những nơi khó khăn bậc nhất ở miền núi Quảng Trị. Bản thân mình thì thấy quen rồi, chỉ ái ngại và thương những giáo viên trẻ thôi.

Tại điểm trường Tiểu học Ba Ngày hiện nay có 5 lớp từ lớp 1- lớp 5 (trong đó có 1 lớp ghép gồm lớp 1 và lớp 2). Theo thầy Đàm, do mặt bằng kiến thức của các em ở đây còn thấp, với lại hạn chế về ngôn ngữ phổ thông nên các em tiếp thu khá chậm. Vì thế giáo viên phải cố gắng hết sức, dù vất vả cũng phải giúp các em học được kiến thức căn bản.

Việc truyền dạy con chữ khó khăn đã vậy, các giáo viên ở Ba Ngày còn đối mặt với “nhiều cái không” rất thiết yếu: Không sóng điện thoại, không internet, không nước sạch, điện thì phập phù lúc có lúc không… Phần lớn các giáo viên nữ ở điểm trường này đều chưa có chồng con. Ngồi trò chuyện, các cô nói vui là ở mãi đây có khi ế chồng chỏng chơ cũng nên. Bởi ở đây dường như là một thế giới khác so với bên ngoài, dù chỉ cách xa vài chục cây số.

“Mỗi lần ai có việc cần gọi điện thoại về nhà thì phải leo lên những mỏm đá cao, giáo viên nam thì leo cây may ra mới… bắt được sóng điện thoại! Còn như chiều gọi ngược lại thì chịu, lúc nào cũng tò tí te thôi! Cũng bởi vậy, niềm vui mỗi lúc rảnh rỗi buổi tối của thầy cô giáo ở đây là ngồi trò chuyện, đuổi muỗi rồi vào đi ngủ sớm như gà lên chuồng vì chẳng có niềm vui nào khác”, thầy Đàm tếu táo pha chút trầm ngâm tâm sự.

Chia tay thung lũng nhỏ nơi có điểm trường Mầm non và Tiểu học Ba Ngày, chúng tôi càng thấm thía hơn nỗi gian truân của các thầy cô giáo nơi này. Có lẽ, chỉ có tình yêu mãnh liệt với nghề và tấm lòng thương yêu với học sinh nơi miền heo hút này mới đủ sức giúp họ bám trụ được như vậy!n

" Mình vào đây dạy được 8 năm rồi. Đã công tác ở nhiều nơi, mình thấy điểm trường này là một trong những nơi khó khăn bậc nhất ở miền núi Quảng Trị. Bản thân mình thì thấy quen rồi, chỉ ái ngại và thương những giáo viên trẻ thôi”. Thầy Hồ Văn Đàm, quê xã Hướng Hiệp
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 5 phút trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 19 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 23 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 24 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 27 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 28 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 29 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 30 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 35 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 37 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.