Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai xây dựng thôn, bản nông thôn mới ở 35 địa phương

PV - 14:57, 27/07/2018

Sáng 27/7 tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị toàn quốc xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

baodantoc_banchidao_xaydung_nongthonmoi Hội nghị toàn quốc xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững khai mạc sáng 27/7 tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: VGP/Thành Chung

 

Đây là 1 trong 3 hội nghị quan trọng của Ban Chỉ đạo trong năm nay, tập trung vào những vấn đề then chốt trong xây dựng nông thôn mới từ nay tới năm 2020, cùng với hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm ở Bắc Giang vừa qua và sắp tới là hội nghị ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới tổ chức tại Vĩnh Phúc.

Nhiều thôn, bản, ấp chưa được hưởng lợi từ xây dựng nông thôn mới

Sau 8 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện, nhiều mô hình sản xuất mới đem lại thu nhập cao, đời sống nhân dân nông thôn được cải thiện. Đến tháng 7/2018, cả nước có 3.370 xã (chiếm 37,76% tổng số xã của cả nước) được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, có 53 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 1.922 xã đạt dưới 10 tiêu chí, trong số này có khoảng 363 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt dưới 10 tiêu chí (trong đó có 52 xã dưới 5 tiêu chí). Những tiêu chí chưa đạt hầu hết là những tiêu chí quan trọng phản ánh thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chất lượng sống của người dân nông thôn như: Giao thông, điện, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường.

Tại một cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cuối năm 2015, một cán bộ Uỷ ban Dân tộc cho biết: “Một xã ở huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên) có chiều dài tới 10 km, dân cư thưa thớt, chỉ vài nóc nhà trên lưng đồi thì cũng khó xây dựng được xã nông thôn mới”

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, mặc dù được ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí nhưng đầu tư trong xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn nặng tính phân bổ bình quân, dàn đều, hầu hết tập trung vào các công trình cấp xã nhưng do thiếu vốn nên các công trình đầu tư manh mún, thiếu hiệu quả. Nhiều công trình dở dang nên không thể đưa vào sử dụng và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều thôn, bản khó khăn, hẻo lánh vùng xa, vùng cao hầu như chưa được hưởng lợi từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chính vì vậy, thu nhập của người dân còn rất thấp (nhiều xã đạt bình quân 7-8 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 1/4 bình quân cả nước), thiếu mô hình sản xuất bền vững, chưa phát huy được nội lực và điều kiện đặc thù tại chỗ, thiếu tính kết nối thành các vùng nguyên liệu sản xuất theo chuỗi.

Do vậy, xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản, ấp là cách thức tiếp cận mới, sáng tạo của của nhiều tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế mà địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa trải rộng, lại có địa hình chia cắt, phức tạp.

Thay vì tập trung đầu tư để hình thành các xã nông thôn mới ở vùng cao, các địa phương trên đã chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới, trực tiếp tác động tới sinh hoạt, đời sống của từng hộ gia đình ở các bản, ấp. Thanh Hoá là tỉnh đầu tiên của cả nước đã ban hành được bộ tiêu chí riêng của tỉnh về thôn, bản nông thôn mới.

Tới năm 2020 có ít nhất 50% thôn, bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Từ thực tiễn địa phương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, địa phương xây dựng Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020”, tập trung cho các xã đang đạt dưới 10 tiêu chí.

Theo ông Trần Thanh Nam, Đề án sẽ hỗ trợ cho khoảng 3.500 thôn, bản, ấp của 363 xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của 35 tỉnh, trong đó có 564 thôn, bản, ấp thuộc 52 xã dưới 5 tiêu chí. Mục tiêu của Đề án là góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào năm 2020.

Cụ thể, tại các xã thuộc phạm vi đề án, tỉ lệ hộ nghèo giảm ít nhất từ 3-4% bình quân hàng năm, thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi Đề án tăng ít nhất 1,6-1,8 lần so với năm 2015.

Các thôn, bản, ấp đạt được các mục tiêu: Có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi làng một sản phẩm; cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, bản phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; phấn đấu 50% thôn, bản ấp trong phạm vi Đề án được công nhận hoàn thành tiêu chí nông thôn mới cấp thôn, bản do UBND nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Để hoàn thành các chỉ tiêu, Đề án xác định dành 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển trích từ tổng số 10% vốn dự phòng của chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho các tỉnh có các xã đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi hỗ trợ của Đề án.

Vốn phân bổ hằng năm của Trung ương cho các địa phương theo hệ số ưu tiên để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, ngân sách địa phương, vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hỗ trợ cho vùng khó khăn,...

Đề án cũng đặt ra yêu cầu các nội dung được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương phải có sự tham gia đối ứng của cộng đồng bằng tài sản hoặc ngày công lao động trên nguyên tắc tự nguyện. Khuyến khích các địa phương áp dụng hình thức việc làm công để tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập khi tham gia ngày công lao động để thi công công trình.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.