Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trên quê hương Anh hùng Bom Bo

Thanh Liêm - 17:25, 30/01/2025

Chúng tôi trở lại Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào dịp tỉnh tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Bù Đăng (14/12/1974 - 14/12/2024), khi không khí Xuân đã tỏa khắp từng con đường, góc phố. Có thể nói, chưa bao giờ sóc Bom Bo lại rộn rã đến thế. Từ bom đạn, khổ đau trong chiến tranh, mảnh đất này giờ đang vươn mình trở thành vùng quê giàu đẹp, no ấm...

BÁO IN TẾT - Trên quê hương Anh hùng Bom Bo

Tiếng vọng từ đại ngàn

Từ TP. Đồng Xoài, theo quốc lộ 14, chúng tôi chạy xe máy chừng 40km đến ngã ba Minh Hưng, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng. Sau đó tiếp tục đi trên con đường thảm nhựa phẳng lì, uốn lượn qua những ngọn đồi xanh mướt cà phê, điều. Hai bên đường có những ngôi nhà cao tầng mới xây, thay dần nhà dài đơn sơ của người Xtiêng thuở trước. Phải mất gần một giờ đồng hồ chạy xe gắn máy, chúng tôi mới tìm được nhà ông Điểu M’Riêng, sinh năm 1953, dân tộc Xtiêng, ngụ ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng.

Ông Điểu M’Riêng nhắc lại hồi ức: “Trong thời kỳ chiến tranh, đồng bào Xtiêng trồng lúa trên nương rẫy và giã gạo bằng chày, sẵn sàng bỏ lại nhà cửa đi theo cách mạng. Ngày thì trồng lúa mì, tối thức trắng đêm giã gạo nuôi quân, “bao nhiêu gạo là bấy nhiêu tình”, không đong đếm được. Sóc Bom Bo đi vào huyền thoại và bất diệt với thời gian, khi tên đất, tên người, từng con sông, ngọn núi đã in đậm ký ức hào hùng của một thời chiến tranh đầy mưa bom, bão đạn”.

Tiết mục biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo trong một lễ hội truyền thống.
Tiết mục biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo trong một lễ hội truyền thống

Trở lại thôn Bom Bo (nay thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng), chúng tôi tìm gặp già làng Điểu Lên, sinh năm 1945, dân tộc Xtiêng. Già Điểu Lên lưu giữ những ký ức một thời hào hùng của buôn làng và cũng là đại diện ưu tú cho người Xtiêng trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, lớn lên trên mảnh đất Bom Bo. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, già Điểu Lên tham gia hơn 40 trận đánh, nhiều lần lập công, được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Hòa bình lập lại, trở về với đời thường, già Điểu Lên sưu tầm những hiện vật gắn liền với Bom Bo, những câu chuyện về tấm gương người dân sóc Bom Bo dũng cảm năm xưa để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ…

Đổi thay trên quê hương Anh hùng

Sau 50 năm giải phóng và 36 năm tái lập, Bù Đăng từ một huyện miền núi, đất rộng, người thưa, hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế đã vươn mình phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn huyện có 16 xã, thị trấn với khoảng 150 nghìn dân, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp tại thời điểm tái lập huyện chiếm 90%, nay giảm xuống còn gần 40%; tăng tỷ trọng công nghiệp lên 26% và thương mại, dịch vụ 34%. Kinh tế tăng trưởng khá, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,35%.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo

Bà con Bom Bo hôm nay vẫn giữ y bản sắc văn hóa truyền thống với làn điệu dân ca, múa truyền thống và đánh cồng chiêng trong những đêm hội. Việc khôi phục, xây dựng sóc Bom Bo trở thành điểm di tích lịch sử văn hóa, có ý nghĩa không chỉ đối với bà con dân tộc Xtiêng mà còn là niềm tự hào vùng đất Bù Đăng, góp phần giữ gìn truyền thống cách mạng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch của địa phương”.

Anh Điểu Cóc, dân tộc Xtiêng ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đường liên xã được nhựa hoá, 100% đường liên thôn được cứng hóa, 99% số hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia, thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở tiếp tục được hoàn thiện, 99,85% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã xóa nạn mù chữ và duy trì kết quả phổ cập THCS, có 34/54 trường đạt chuẩn quốc gia. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, có 13/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thị trấn Đức Phong ngày càng xanh, sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Kinh tế phát triển, bản sắc văn hóa càng được chính quyền địa phương quan tâm bảo tồn tốt hơn. Đối diện nhà già Điểu Lên bên kia đường là Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo với hơn 113ha, do UBND huyện Bù Đăng quản lý.

Theo lãnh đạo Khu bảo tồn Văn hóa Xtiêng sóc Bom Bo, địa phương có 13 đội cồng chiêng với khoảng 70 nghệ nhân biết nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, mang ý nghĩa nghi lễ và tâm linh. Huyện cũng chú trọng xây dựng nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng thành sản phẩm du lịch đặc trưng để trình diễn tại Khu bảo tồn Văn hóa dân tộc Xtiêng sóc Bom Bo, phục vụ bà con và du khách. Từ đó, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống cho đồng bào nơi đây.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Việc đưa trái vải Việt Nam vào hệ thống bán lẻ lớn tại Mỹ không chỉ là thành công về thương mại mà còn khẳng định giá trị chuỗi cung ứng nông sản thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị thu mua và nhà sản xuất để đưa trái vải vào hệ thống bán lẻ quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Nhịp cầu nhân ái - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Sau chuyến xe đầu tiên lên được xã Tương Dương vào rạng sáng 25/7 để trao nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ, chiều 26/7, từng dòng xe đã ngược Quốc Lộ 7A để kịp về hỗ trợ đồng bào sau cơn lũ dữ.
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 3 giờ trước
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Phóng sự - Thanh Hải - 23:18, 26/07/2025
Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.
Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Bộ đội Biên phòng tiếp tế lương thực cho người dân vùng lũ

Tin tức - Minh Anh - 20:51, 26/07/2025
Ngày 26/7/2025, Đồn Biên phòng Mường Ải thuộc Ban Chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An phối hợp với Đoàn kinh tế Quốc phòng 4, Quân Khu 4, Bộ Quốc phòng tổ chức hành quân cấp phát lương thực cho Nhân dân tại xã Mường Típ, tỉnh Nghệ An.
Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Người phụ nữ mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 19:47, 26/07/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định truy tìm một phụ nữ trú tại đặc khu Phú Quốc đã mượn 600 triệu đồng của nhân viên ngân hàng rồi bỏ trốn.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Thủ tướng kiểm tra 3 dự án cao tốc, sân bay, cảng biển trọng điểm tại Quảng Trị

Thủ tướng kiểm tra 3 dự án cao tốc, sân bay, cảng biển trọng điểm tại Quảng Trị

Thời sự - PV - 19:33, 26/07/2025
Chiều ngày 26/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ dự án đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ, dự án cảng hàng không Quảng Trị, dự án cảng nước sâu Mỹ Thủy, với tổng vốn đầu tư trên 30.000 tỷ đồng. Cùng đi với Thủ tướng có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Sẽ tổ chức Triển lãm “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh” với 880 tư liệu và bức ảnh

Tin tức - Minh Nhật - 17:12, 26/07/2025
Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành về tổ chức Triển lãm tư liệu nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), với chủ đề “Mùa Thu độc lập và khát vọng phồn vinh”.
Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Triệt phá ổ nhóm lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò trực tuyến xuyên quốc gia

Pháp luật - Minh Nhật - 17:09, 26/07/2025
Một ổ nhóm lừa đảo do Hưng cầm đầu, trú tại Phnom Penh (Campuchia), đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân trong nước với thủ đoạn sử dụng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến "Tình yêu 2.1", "Kết nối yêu thương"…
Hành trình tìm lại tên cho anh

Hành trình tìm lại tên cho anh

Xã hội - Quỳnh Trâm - 16:58, 26/07/2025
Tháng 7 – tháng tri ân liệt sĩ, các chiến sĩ Công an tại Thanh Hóa vẫn khẩn trương thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ. Họ nỗ lực hoàn thành hàng ngàn mẫu còn lại, thắp lên hy vọng cho những gia đình chưa tìm được phần mộ người thân.
Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thủ tướng thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Đường 9

Thời sự - PV - 16:32, 26/07/2025
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng; dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân.