Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Phong Phú - Minh Triết - 20:54, 10/09/2024

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.

Cây tre phát triển tốt vùng đất Tây Nam bộ
Tre, trúc đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh ở vùng Tây Nam bộ

Hơn 10 năm trước, cây tre, cây trúc ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau) được xếp tóp đầu trong danh sách loài “chuyển đổi” để nhường chỗ cho ao nuôi tôm. Có lúc người trồng đốt luôn vườn tre vì giá rẻ, bán không ai mua. 

Chị Nguyễn Thị Ðiền là thương lái thu mua trúc lâu năm nhất ở xứ Tân Bằng, bộc bạch: “Tôi lớn lên ở đất này. Từng chứng kiến cảnh phá trúc để làm vuông tôm. Nhưng những năm gần đây, tôi thành công với nghề mua bán tre, trúc, để cung cấp cho các cơ sở đan đát hàng thủ công mỹ nghệ. Họ dùng trúc để kết thành mành tạo ra nhiều món hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Mỗi tấm mành bán ra thị trường khoảng 1,5 triệu đồng, còn xuất khẩu thì giá cao hơn nhiều”.

Cùng nghề với chị Điền, bà Mai Thị Ba, thương lái thu mua hàng trăm tấn tre mỗi năm ở xã Tân Bằng cho biết, cây tre lâu nay là cây thứ yếu, giờ trở thành cây có giá trị, ngay cả nhánh nhỏ cũng bán được. Mỗi ký nhánh cây tươi (sau khi cắt khúc) có giá bán từ 9.500-10.000 đồng.

Lật lại sổ ghi chép mua bán, chị Ðiền nhẩm tính, mỗi năm cơ sở của chị thu mua khoảng 200 tấn, với giá  9.500 đồng/kg, thì chị chi gần 2 tỷ đồng. Con số này càng nhân lên nhiều lần ở vựa thu mua của bà Mai Thị Ba, vì cơ sở bà Ba mua giá cao hơn do không qua trung gian.

“Hồi đầu năm, thương lái nói năm nay hút hàng nên đề xuất tôi ký hợp đồng cung ứng vài trăm tấn và bao tiêu, nhưng tôi không đồng ý. Vì lỡ không gom đủ đơn hàng thì phiền. Vì vậy, tôi cứ thu mua, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Giờ mỗi tháng cơ sở tôi xuất bán không dưới chục tấn”, bà Mai Thị Ba chia sẻ.

Ông Lê Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bằng thông tin thêm: “Trúc nhánh từng là phế phẩm bỏ đi, nay cắt khúc theo nhu cầu thương lái được mua giá cao. Giờ thì cây tre bán hết cả thân lẫn nhánh, lá tre cũng bán để làm trà”.

Ông Phạm Thành Lập – người đi đầu trong đổi mới sáng tạo ở xóm đan cần xé ở thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang
Ông Phạm Thành Lập – người đi đầu trong đổi mới sáng tạo ở xóm đan cần xé thuộc thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang

Cùng niềm vui này, ở phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang), người dân cũng đang phát huy nghề đan cần xé. Ông Phạm Thành Lập (51 tuổi), khu vực VI, phường Ngã Bảy được biết đến như người gìn giữ và phát huy nghề đan cần xé. 

Vào nghề từ năm 12 tuổi, tính đến nay ông có trên 40 năm kinh nghiệm. Cũng là người chứng kiến bao thăng trầm của nghề, ông sáng tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp thị hiếu người dùng. Điều đặc biệt ở ông là thay đổi, thổi hồn vào sản phẩm. Ông Lập cho hay: “Thời hoàng kim nghề đan cần xé Ngã Bảy là vào khoảng năm 2005 trở về trước. Khi đó, cả vùng này phát triển trồng cây ăn trái và hoa màu. Cần xé là vật dụng để đựng, vận chuyển nông sản. Đến khi mặt hàng nhựa ra đời, những sọt, rổ vừa nhẹ vừa bền dần lấn áp và thay thế vị trí độc tôn của cần xé trúc. Xóm đan cần xé ở Ngã Bảy cũng thu hẹp, giảm quy mô từ đó. Giờ cả xóm chỉ còn vài chục hộ theo nghề”.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, cùng ở xóm đan cần xé phường Ngã Bảy cũng cho biết: “Nhà tui vẫn duy trì nghề đan cần xé giao cho các mối truyền thống. Mỗi tháng bán vài trăm cần, qua đó tạo việc làm cho lao động địa phương”.

Gắn bó với nghề đan gần suốt cuộc đời, bà Bùi Thị Lan (69 tuổi), ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, TP. Ngã Bảy hồ hởi: “Mỗi ngày tôi vẫn đan được 10 cần xé, thu nhập trên 200 ngàn đồng. Nghề đan xứ Ngã Bảy dù lúc sung túc hay thu hẹp cũng là chỗ dựa sinh kế của người dân, có việc làm, thêm thu nhập. Như tôi, gần 70 tuổi vẫn làm được, vẫn có thu nhập”.

Những sản phẩm làm từ tre nứa được nghiên cứu là những vật liệu thân thiện với môi trường
Những sản phẩm làm từ tre nứa đang ngày càng thu hút người tiêu dùng

Khi nghề đan cần xé ở Ngã Bảy qua thời hoàng kim, ông Phạm Thành Lập nhạy bén cải tiến cần xé thành những cái khênh có hình thù, cấu tạo giống như cần xé, nhưng được gia công, cải tiến thêm nhiều phần hơn. “Khênh có kích thước rộng bằng cần xé nhưng chiều cao thấp hơn. Phần đáy được gia công thêm 2 lớp nan, giữ thăng bằng khi khuân vác không bị cấn. Phần miệng được gia công thêm móc sắt, chắc hơn gấp nhiều lần so với cần xé. Mỗi khênh bán ra trên 200 ngàn đồng, gần gấp đôi cần xé”, ông Lập cho biết thêm.

Không dừng lại, những năm gần đây, khi ngành du lịch trải nghiệm ở Tây Nam bộ phát triển, ông Lập sáng kiến kết nối với tua, tuyến phục vụ khách nước ngoài trải nghiệm nghề đan truyền thống. Rồi ông mày mò sáng chế những chiếc cần xé “mini” làm quà lưu niệm.

“Khách nước ngoài nhất là ở các nước Châu Âu rất thích. Trung bình mỗi năm, cơ sở nhà tôi đón hàng ngàn lượt khách, mỗi sản phẩm cần xé “mini” bán làm quà tương đương giá trị của một cần xé truyền thống”, ông Lập thông tin thêm.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm gia dụng bằng nhựa, kim loại vẫn không thể thay sản phẩm từ cây tre. Chiếu, cần xé, khênh, cho đến vật dụng rổ, thúng và mặt hàng thủ công mỹ nghệ như, rèm sáo trúc, mành trúc vẫn còn “vùng đất” để tồn tại. Đồng nghĩa với đó, không ít người như ông Lập, bà Lan, chị Điền vẫn sống đời vui vầy với cây trúc quê mình.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Ngày 12/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. 22 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 2.000 người lao động, học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tham gia chương trình.
Cấp thiết nâng cấp công trình thủy lợi, đê điều ứng phó với thiên tai

Cấp thiết nâng cấp công trình thủy lợi, đê điều ứng phó với thiên tai

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu bão vừa qua đã gây những thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản, đe dọa nhiều đến các hệ thống thủy lợi, đê điều trên địa bàn nhiều tỉnh khu vực phía Bắc, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Trước tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp và khó lường, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều cần sớm được nâng cấp để kịp thời thích ứng.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI sẽ được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI sẽ được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn

Tin tức - Ngọc Vân - 3 giờ trước
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2024.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Ngày 13/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trưa 13/10, tại trụ sở Chính phủ, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Thời sự - PV - 22:50, 12/10/2024
Hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Kinh tế - Mỹ Dung - 17:54, 12/10/2024
Ngày 12/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. 22 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 2.000 người lao động, học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tham gia chương trình.
Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 17:03, 12/10/2024
Thời gian qua, Người có uy tín ở Bình Định đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết, cổ vũ người dân tham gia thực hiện thành công các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

Tìm trong di sản - Nguyễn Thế Lượng - 16:55, 12/10/2024
Sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày, ông Hoàng Văn Thụy say mê, tâm huyết sưu tầm, ghi chép, gìn giữ những câu Then cổ quý giá của các bản làng, vừa không ngừng sáng tạo ra những bài hát Then hiện đại để phổ biến trong cộng đồng. Ông trở thành “trùm Then” của bản người Tày Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Xã hội - Ngọc Thu - 16:41, 12/10/2024
Ngày 12/10, Phòng Dân tộc huyện Chư Păh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị lồng ghép cung cấp thông tin - tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho gần 150 học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh.