Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ sinh kế - Trao "cần câu" cho đồng bào DTTS

Lê Hường - 10:43, 26/08/2024

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã trao hàng trăm con bò sinh sản cho đồng bào DTTS. Được trao bò sinh sản và được hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh để bò phát triển đã góp phần tạo sinh kế cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.

 Ngoài đưa bò ra đồng chăn thả, gia đình chị Lý Thị Kém, thôn Phú Thịnh thường xuyên cắt cỏ để bổ sung nguồn thức ăn cho bò
Ngoài đưa bò ra đồng chăn thả, gia đình chị Lý Thị Kém, thôn Phú Thịnh thường xuyên cắt cỏ để bổ sung nguồn thức ăn cho bò

Trao “cần câu”

Đến vùng đất mới sinh cơ, lập nghiệp vợ chồng anh Trang Văn Lẻ (SN 1977) và chị Lý Thị Kém (SN 1979), Cụm dân cư Sán Chỉ, thôn Phú Thịnh, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô chỉ mua được mảnh đất nhỏ dựng căn nhà ở. Không có đất canh tác, vợ chồng anh thuê đất của người dân quanh vùng để trồng mỳ và đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Nguồn thu nhập không ổn định, cuộc sống gia đình anh gặp muôn vàn khó khăn, cái nghèo đeo bám. Cuối năm 2023, gia đình anh được hỗ trợ một con bò sinh sản theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đến nay bò đã sinh sản.

Anh Lẻ cho biết: Khi nhận bò, cán bộ thú y đã tổ chức tiêm phòng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho bò. Chưa được 1 năm bò đã sinh bê, gia đình tôi vui lắm. Ở đây nguồn thức ăn dồi dào, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò. Cứ chăm sóc tốt, bò khỏe mạnh, sinh sản đều, gia đình tôi có động lực vươn lên thoát nghèo.

Cũng thuộc diện hộ nghèo nhiều năm, cuối năm 2023 gia đình ông Lý Văn Bồng dân tộc Sán Chỉ, thôn Phú Thịnh cũng được hỗ trợ 1 con bò sinh sản để phát triển kinh tế. Ông Bồng chia sẻ: Cả gia đình 6 người nguồn thu nhập chính là 1 sào đất lúa. Để có tiền nuôi con ăn học, vợ chồng tôi thuê 2ha đất trồng mỳ cách nhà 5km. Với giá thuê 10 triệu đồng/ha, cuối năm thu hoạch lời lãi cũng không được bao nhiêu. Được hỗ trợ bò, gia đình tôi rất mừng, đến giờ bò sinh sản được 1 con bê con, nếu chăm sóc tốt bò phát triển thành đàn sẽ tạo cho gia đình nguồn thu nhập ổn định.

Thôn Phú Thịnh là một trong hai thôn đặc biệt khó khăn của xã Đắk Nang. Cả thôn có hơn 345 hộ dân, trong đó gần 275 hộ đồng bào DTTS gồm dân tộc Sán Chỉ, Dao, Mông. Toàn thôn hiện còn 40 hộ nghèo, 122 hộ cận nghèo, chủ yếu đồng bào dân tộc Sán Chỉ và Mông.

Ông Đặng Văn Nguyên, Trưởng thôn Phú Thịnh cho biết: Đời sống của đồng bào DTTS ở thôn còn rất khó khăn, mỗi hộ có một vài sào đất lúa canh tác, ngoài ra cũng không có thêm nghề gì. Năm 2023, thôn được hỗ trợ 14 con bò sinh sản theo Chương MTQG 1719, đến nay đã có 6 con sinh sản, còn lại đều đang có chửa. Đàn bò phát triển tốt, chỉ sau 1 năm các hộ nghèo đã có số vốn nhất định, tạo sinh kế để người dân từng bước vươn lên thoát nghèo.

Anh Nguyễn Văn Đức, cán bộ phụ trách dự án thường xuyên thăm các hộ nuôi bò, bám sát quy trình chăm sóc, phòng dịch bệnh
Anh Nguyễn Văn Đức, cán bộ phụ trách dự án thường xuyên thăm các hộ nuôi bò, bám sát quy trình chăm sóc, phòng dịch bệnh

Không chỉ thôn Phú Thịnh, xã Đắk Nang, năm 2023 bà con buôn 9, xã Đắk Drô cũng được được hỗ trợ 15 con bò tạo sinh kế cho hộ nghèo phát triển kinh tế, từ nguồn của Chương trình MTQG 1719. 

Giúp đồng bào DTTS "đuổi nghèo"

Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo Chương trình MTQG 1719, huyện Krông Nô đã hỗ trợ 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó, có 1 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 13 dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng. 

Tính đến tháng 4/2024, các đơn vị, địa phương đã hỗ trợ bò sinh sản cho 157 hộ. Việc hỗ trợ bò sinh sản được xem là hướng đi hiệu quả, giúp đồng bào DTTS ở các buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Krông Nô từng bước "đuổi nghèo".

Thôn Phú Thịnh là một trong hai thôn đặc biệt khó khăn của xã Đắk Nang, huyện Krông Nô
Thôn Phú Thịnh là một trong hai thôn đặc biệt khó khăn của xã Đắk Nang, huyện Krông Nô

Ông Nguyễn Văn Đức, chuyên viên phụ trách dự án hỗ trợ bò xã Đắk Nang cho biết: Khi thực hiện dự án chúng tôi đưa ra họp thôn, thống nhất lựa chọn giống bò lai Sind, hỗ trợ bò đi đôi với hướng dẫn bà con thực hiện công tác phòng sịch bệnh cho đàn bò…

Dự án nuôi bò sinh sản rất hợp với điều kiện ở địa phương bởi nguồn thức ăn dồi dào, người dân tận dụng đất không sản xuất nông nghiệp để trồng cỏ. Bò được chăn thả ban ngày và buổi tối bà con cho ăn thêm cỏ. “Ngày nào đi làm tôi cũng ghé thăm các hộ nuôi bò, bám sát quy trình chăm sóc, phòng dịch bệnh. Rất mừng vì các hộ chăm sóc bò rất tốt”, ông Đức cho biết thêm.

Triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đang từng bước thay đổi tập quán, tư duy trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, hỗ trợ giống vật nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, từng bước giảm nghèo nhanh và bền vững.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Nô - Ngân Thanh Hải chia sẻ: Việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 đã làm chuyển biến nhận thức trong sản xuất, chăn nuôi của bà con. Riêng đối với các dự án hỗ trợ bò sinh sản đang cho hiệu quả tốt. 

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực triển khai các dự án hỗ trợ, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, công khai, dân chủ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả được hỗ trợ. Cùng với đó, huyện cũng chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia thực hiện các dự án nhằm phát huy tinh thần tự  lực, tự cường vươn lên của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
UBND quận Bình Tân vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc năm 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Tin tức - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 5527/BGDĐT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Chiều 18/9, Đại tá Trần Tiến Hiền - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tàu Cảnh sát biển đã cứu được 8 thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68 bị nghiêng và đã chìm trên vùng biển cách xã Bình Hải (huyện Thăng Bình) khoảng 4,5 hải lý.
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Tin tức - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tâm Dụ báo khí tượng quốc gia thông tin, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4. Theo Dự báo, bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay (19/9).
Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Trận mưa lũ lịch sử do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhiều nông dân trong phút chốc đã trắng tay bởi tài sản, sinh kế bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát hàng chục tấn cá của bà con nông dân bị lũ cuốn trôi gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 6 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 7 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.