Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tranh thủ từng ngày, từng giờ, hình thành phòng tuyến chống dịch vững chắc

PV - 16:10, 21/07/2021

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh yêu cầu này trong chuyến công tác, kiểm tra phòng, chống dịch tại ba tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, ngày 21/7.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo, hiệu quả của tỉnh Bến Tre trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là quyết tâm dập dịch trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo, hiệu quả của tỉnh Bến Tre trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là quyết tâm dập dịch trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Ảnh: VGP/Đình Nam

Dồn lực dập dịch triệt để

Sau khi thăm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 (xã Hữu Định, huyện Châu Thành), sáng 21/7, Phó Thủ tướng và một số thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre.

Tính từ ngày 4/7 đến nay, Bến Tre ghi nhận 290 trường hợp F0, 1.835 F1 và 9.895 F2. Các ca chỉ điểm chuỗi lây nhiễm đươc phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, chủ yếu liên quan đến ổ dịch Chợ Bình Điền (TPHCM). Năng lực xét nghiệm của tỉnh đạt 3.000 mẫu đơn/ngày, tương đương 30.000 mẫu gộp 10 mẫu đơn. Tỉnh có 4 bệnh viện dã chiến với khả năng tiếp nhận 1.200 bệnh nhân.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre xác định thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, tạo điều kiện tăng tốc điều tra, truy vết, xét nghiệm sàng lọc cộng đồng
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre xác định thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, tạo điều kiện tăng tốc điều tra, truy vết, xét nghiệm sàng lọc cộng đồng

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre nhận định tình hình dịch tiếp tục có những diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng. Một số doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đã ghi nhận ca nhiễm qua sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh.

Bến Tre xác định thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, tạo điều kiện tăng tốc điều tra, truy vết, xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, nhất là những người có triệu chứng lâm sàng, nhằm nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng, chặn đứt chuỗi lây nhiễm.

Tỉnh thành lập 4 chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh, có xét nghiệm nhanh; tổ chức 6.087 tổ COVID-19 cộng đồng (mỗi tổ phụ trách 30-40 hộ dân) để quản lý người cách ly y tế tại nhà, người về từ vùng dịch; thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại từng địa phương để có biện pháp đáp ứng phù hợp, hiệu quả…

Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cho biết, tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xuống đến huyện, xã; thực hiện giao ban hằng ngày; phân công các đồng chí Thường vụ tỉnh uỷ xuống các huyện, cấp huyện nắm đến xã, cấp xã nắm đến hộ dân… để cập nhật, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

Trong công tác điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng tỉnh Bến Tre phải thiết lập, mở rộng hệ thống oxy tập trung ở các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng trở nặng, không để nặng thêm, hạn chế tử vong. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tỉnh một số vật tư, trang thiết bị như máy thở oxy cao áp HFNC, sinh phẩm xét nghiệm nhanh…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 (xã Hữu Định, huyện Châu Thành), sáng 21/7. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 (xã Hữu Định, huyện Châu Thành), sáng 21/7. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tỉnh cần mạnh dạn đưa các F0 không có triệu chứng, sau khi điều trị 8 ngày có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp, không có khả năng lây lan ra cộng đồng về tiếp tục cách ly tại nhà; mở rộng cách ly F1 tại nhà.

Lãnh đạo các Bộ: Công an, GTVT trực tiếp giải đáp, xử lý những vướng mắc mà Bến Tre đang gặp phải bảo đảm lưu thông hàng hoá, bảo đảm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, vận hành các chốt kiểm soát, bảo vệ các khu cách ly,…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo, hiệu quả của tỉnh Bến Tre trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là quyết tâm dập dịch trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, siết lại các khâu phòng, chống dịch để sớm quay lại cuộc sống bình thường mới.

Phó Thủ tướng “đặt hàng” Tiền Giang tổ chức các DN, thương lái đóng gói rau quả, thực phẩm sẵn trước khi vận chuyển đến Thành phố, để hạn chế tiếp xúc khi mua, bán. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng “đặt hàng” Tiền Giang tổ chức các DN, thương lái đóng gói rau quả, thực phẩm sẵn trước khi vận chuyển đến Thành phố, để hạn chế tiếp xúc khi mua, bán. Ảnh: VGP/Đình Nam

Kiểm soát chặt người về từ các tỉnh

Làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác, trưa ngày 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết tỉnh hiện có 120 ổ dịch với 1.390 bệnh nhân.

Khó khăn lớn nhất của tỉnh là kiểm soát người từ TPHCM và các tỉnh khác về, trong đó có cả những tàu đánh bắt thuỷ, hải sản từ nơi khác đến.

Tỉnh đã triển khai 577 chốt kiểm soát phòng, chống dịch từ cấp tỉnh đến huyện, xã; lập 9.000 tổ COVID-19 cộng đồng, 291 tổ truy vết, 221 tổ lấy mẫu; thực hiện xét nghiệm trên 24.000 mẫu gộp, 15.000 mẫu đơn;…

Về điều trị, cách ly, tỉnh thành lập 4 bệnh viện dã chiến khoảng 1.600 giường, đang thiết lập 1 đơn nguyên hồi sức tích cực 150 giường; 57 cơ sở cách ly tập trung với khoảng 5.500 giường. Tuy nhiên, với số lượng F0, F1 tăng nhanh gây áp lực rất lớn lên hệ thống điều trị, cách ly.

Hiện Tiền Giang đang gặp khó khăn trong điều trị để giảm số bệnh nhân chuyển nặng, hạn chế ca tử vong và mong muốn được Trung ương hỗ trợ về y, bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực, các thiết bị điều trị như máy thở, X-quang, siêu âm,… Dự báo số lượng F0 sẽ tăng nhanh khi tăng cường tầm soát các điểm nóng, vì vậy, tỉnh chuẩn bị phương án lập thêm bệnh viện dã chiến, mở rộng thực hiện cách ly F1 tại nhà.

Đánh giá chung tình hình, ông Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng Tiền Giang chưa kiểm soát tốt tình hình dịch, vẫn xuất hiện những ổ dịch mới. Dự kiến khi kết thúc thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg Tiền Giang sẽ vẫn còn những khu vực nguy cơ dịch bệnh cao, rất cao.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng diễn biến dịch ở Tiền Giang rất đáng lo ngại, đã có những bệnh nhân nặng, ca tử vong. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ cho tỉnh đồ bảo hộ, sinh phẩm xét nghiệm nhanh, máy thở chức năng cao, điều động nhân lực hỗ trợ, tập huấn cho cán bộ y tế của tỉnh…

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đề nghị huy động thêm lực lượng công an trong truy vết hết các trường hợp F0, F1, không bỏ sót, lọt nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng, xử lý nghiêm những F0 không trung thực.

Lãnh đạo Bộ Công an, Bộ GTVT đề nghị Tiền Giang thực hiện đúng các hướng dẫn mới nhất về cấp mã QR, tạo luồng xanh vận tải, lưu thông hàng hoá; tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tối đa cho lái xe, người đi cùng xe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cùng với TPHCM, Tiền Giang là tỉnh có dịch xuất hiện sớm, một số huyện, thị, thành phố đã chủ động thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Vì vậy, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn toàn tỉnh thì phải làm chặt, nghiêm hơn nữa.

Thời gian tới, Tiền Giang cần kiểm soát rất chặt người từ các vùng khác. Bên cạnh các chốt kiểm soát cứng phải có chốt chặn mềm, đến từng khu dân cư, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; tăng cường kiểm tra khu công nghiệp, các chợ đầu mối, dân sinh…

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao tỉnh Tiền Giang đã bảo đảm lưu thông hàng hoá, lương thực, nhu yếu phẩm, đời sống của người dân, không để ai thiếu ăn, thiếu đói. Là tỉnh cung cấp nguồn rau quả, thực phẩm cho TPHCM, Phó Thủ tướng “đặt hàng” Tiền Giang tổ chức các DN, thương lái đóng gói rau quả, thực phẩm sẵn trước khi vận chuyển đến Thành phố, để hạn chế tiếp xúc khi mua, bán.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tỉnh Vĩnh Long trong phòng, chống dịch, bảo đảm đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo, mưu sinh hàng ngày, không có tích luỹ. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tỉnh Vĩnh Long trong phòng, chống dịch, bảo đảm đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo, mưu sinh hàng ngày, không có tích luỹ. Ảnh: VGP/Đình Nam

Nỗ lực tối đa trong 15 “ngày vàng”

Báo cáo với Phó Thủ tướng tại cuộc làm việc chiều 21/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Văn Công Minh cho biết đến ngày 21/7, tỉnh ghi nhận 460 F0 trong cộng đồng, 4.196 F1, 12.587 F2. Hình thái lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp và ngược lại. Một số khu vực dân cư, nhà trọ đã có hiện tượng lây nhiễm thứ phát từ công nhân. Số ca nhiễm trong cộng đồng xu hướng tăng nhanh.

Năng lực xét nghiệm RT-PCR của Vĩnh Long hiện đạt khoảng 960 mẫu đơn/ngày (có thể nâng tối đa lên 2.500 mẫu nếu đủ nhân lực vận hành), khoảng 5.000 mẫu gộp 5 mẫu đơn. Số cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Vĩnh Long đạt khoảng 800 giường, chuẩn bị đưa vào vận hành thêm 2 bệnh viện dã chiến với công suất 400 giường. Các khu cách ly tập trung cấp tỉnh đáp ứng được trên 2.200 chỗ; 8 huyện, thị, thành phố có công suất khoảng 1.000 giường/đơn vị.

Hiện nay, Vĩnh Long đang tận dụng “thời gian vàng” trong thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg để tập trung truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm thần tốc, khoanh vùng, dập dịch triệt để, sớm kiểm soát dịch bệnh.

Vĩnh Long đang xem xét, chuẩn bị xây dựng thêm bệnh viện dã chiến, kích hoạt một số khu cách ly chuẩn bị cho tình huống có 1.000 ca nhiễm và 2.000 ca nhiễm. Tỉnh đề nghị hỗ trợ thêm máy thở chức năng cao; máy X-quang di động; một dàn máy xét nghiệm RT-PCR…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tỉnh Vĩnh Long trong phòng, chống dịch, bảo đảm đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo, mưu sinh hằng ngày, không có tích luỹ. Cùng với 19 tỉnh, thành phố phía nam, Vĩnh Long cần kêu gọi toàn thể người dân đoàn kết thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh, hình thành vùng hậu phương vững chắc, vừa bảo vệ, vừa chi viện cho TPHCM chống dịch.

Thực hiện cao hơn 1 mức, sớm hơn 1 bước

Tại các cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu quán triệt phương châm "RÕ-NGHIÊM-CHẮC-HIỆU QUẢ' trong thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, nỗ lực, cố gắng kiểm soát dịch bệnh, hình thành những vùng an toàn vững chắc nhanh nhất có thể.

Các tỉnh phải rất rõ ràng mục tiêu, ưu tiên, giải pháp, trách nhiệm của từng cấp chính quyền đến tổ COVID-19 cộng đồng, từng người dân phải làm gì. Khi đã rõ thì người dân sẽ làm theo, tuân thủ và giám sát lại chính quyền.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đã thực hiện giãn cách là phải rất nghiêm, tại những “điểm nóng” cần huy động lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung kích tăng cường cho tổ COVID-19 cộng đồng.

Đây là lúc phải phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể, tổ COVID-19 cộng đồng, nòng cốt là lực lượng công an để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để nắm tất cả những người từ nơi khác về, xử lý nghiêm những ai không khai báo y tế hoặc không trung thực, trong đó có trách nhiệm của người thân trong gia đình; cơ quan nào vi phạm đều phải xử lý nghiêm khắc.

Nhắc lại chủ trương trong điều trị và dự phòng “cao hơn 1 mức, sớm hơn 1 bước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu chống dịch là hạn chế tối đa số ca nhiễm mới, nếu có ca nhiễm thì cố gắng không để chuyển nặng, giảm ca tử vong.

Cụ thể, các cơ sở điều trị tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long nói riêng, các tỉnh nói chung, khi tiếp nhận F0 phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm, nồng độ virus, tình trạng sức khoẻ để bố trí nhân viên y tế theo dõi sát, thăm hỏi, kịp thời chuyển ngay tuyến trên những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng. Những cơ sở điều trị bệnh nhân chuyển nặng phải có hệ thống oxy tập trung, máy thở oxy cao áp (HNFC) để giảm tối đa diễn biến bệnh nặng hơn.

Về chiến lược xét nghiệm, Phó Thủ tướng lưu ý các tỉnh chỉ sử dụng xét nghiệm nhanh đối với những vùng dịch, ổ dịch đậm đặc cần bóc ngay F0 ra khỏi cộng đồng, còn những khu vực khác thì ưu tiên sử dụng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp. Làm đến đâu phải chắc đến đấy, phải rà quét không chỉ những vùng có dịch để làm sạch, mà cả những vùng an toàn cũng phải giữ cho chắc. Trong điều trị, xét nghiệm cũng vậy, nhanh nhưng phải chắc chắn.

“Các đồng chí phải làm quyết liệt, bài bản từ lấy mẫu, quản lý thông tin, kết quả xét nghiệm… không chỉ chống dịch, mà còn nâng cao trình độ chuyên môn để sẵn sàng hỗ trợ cho các tỉnh khác hay TPHCM”, Phó Thủ tướng nói và lưu ý các tỉnh phải cập nhật đầy đủ dữ liệu về tình hình dịch bệnh, các ca F0, F1, F2 lên hệ thống thông tin dịch bệnh toàn quốc để phân tích, dự báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch, cũng như hoạt động điều tra, truy vết.

Nhấn mạnh yêu cầu hiệu quả là trên hết, Phó Thủ tướng nêu rõ: Những hướng dẫn của Trung ương, Bộ Y tế dù điều chỉnh liên tục nhưng nếu chưa phù hợp với thực tiễn bên dưới thì các tỉnh mạnh dạn vừa làm, vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp báo cáo cấp trên để kịp thời tháo gỡ.

“Các tỉnh cố gắng tận dụng những ngày giãn cách, thực hiện thật nghiêm, từng bước làm sạch các vùng dịch, ổ dịch, hình thành vùng an toàn vững chắc, phòng tuyến chống dịch xung quanh TPHCM và hỗ trợ cho Thành phố khi cần thiết”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Về kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh chủ động triển khai cho những đối tượng ưu tiên cụ thể, tinh thần là minh bạch, công khai với người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương cho bà Stefania Dina

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho bà Stefania Dina - Chuyên viên Cao cấp về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhân dịp bà Stefania Dina kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.