Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng: ĐBSCL phải tập trung cao độ ứng phó dịch bệnh

PV - 19:30, 12/07/2021

Chiều 12/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL (Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang) để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP/Đình Nam
Xuất hiện nhiều “điểm nóng”

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo 12 tỉnh trên cho biết: Trong thời gian qua, các ca mắc trong khu vực ĐBSCL tăng nhanh, tất cả các tỉnh trong khu vực đều đã ghi nhận bệnh nhân COVID-19. Dịch bệnh đã xuất hiện tại một số bệnh viện, chợ đầu mối, doanh nghiệp…

Một số địa phương có diễn biến dịch phức tạp, đang là “điểm nóng” với hàng trăm ca mắc đã được ghi nhận, buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg với nhiều huyện, thị, thành phố.

Hiện các tỉnh, thành phố đang tập trung kiểm soát chặt đường biên giới và người về từ các địa phương có dịch; giữ sạch những khu vực đang còn an toàn; đẩy mạnh tiến độ truy vết, xét nghiệm, bao vây, khống chế các ổ dịch; chuẩn bị các điều kiện vật chất, nhân lực bảo đảm phục vụ công tác truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19; triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch lây vào doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Đồng thời, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao (chợ truyền thống, bãi tập kết nông sản,…) để tầm soát, ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm các khuyến cáo để phòng, chống dịch bệnh…

Đề nghị cho chủ trương thực hiện cách ly F1 tại nhà

Hiện đa số các tỉnh đang gặp khó khăn trong quản lý người về từ các địa phương có dịch (TP.HCM, Bình Dương); kiểm soát các tuyến quốc lộ, bảo đảm vận chuyển hàng hoá, nông sản liên tỉnh. Năng lực truy vết, xét nghiệm nhiều địa phương hạn chế; máy xét nghiệm, sinh phẩm, trang thiết bị y tế còn thiếu, cơ bản mới ở mức tối thiểu nhưng khó khăn trong việc mua sắm. Các cơ sở phục vụ cách ly tập trung F1, điều trị F0, nhất là các bệnh nhân nặng tại một số địa phương dự báo sẽ gặp khó khăn nếu các ca mắc tăng nhanh trong thời gian tới…

Các địa phương đề xuất Trung ương hỗ trợ nhân lực điều trị bệnh nhân nặng; nâng cao khả năng truy vết; máy xét nghiệm, sinh phẩm, tăng cường phân bổ vaccine; gỡ vướng thủ tục mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch; triển khai giải pháp thống nhất, đồng bộ về vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh trong toàn khu vực ĐBSCL; riêng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề nghị sớm có hướng dẫn thực hiện cách ly F1 tại nhà;…

Cuộc họp diễn ra dưới hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Đình Nam
Cuộc họp diễn ra dưới hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Đình Nam

Giải quyết ngay tồn tại, vướng mắc

Trả lời kiến nghị của các tỉnh về khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hoá, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Phan Thị Thu Hiền nêu rõ: Trước khi TP.HCM triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Tổng cục đã ban hành văn bản số 4658 hướng dẫn cấp mã QR, thẻ nhận diện, tạo “luồng xanh” cho các phương tiện vận tải hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan từ TP.HCM đi các tỉnh và ngược lại, trong thời gian thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Hiện, các chốt kiểm soát ở khu vực phía Nam tương đối thông thoáng, các phương tiện có thể lưu thông. Thủ tục cấp mã QR-code và thẻ nhận diện ngắn gọn; công tác phòng, chống dịch cho lái xe được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan đến lĩnh vực lưu thông vận tải đường bộ và xử lý trong thời gian sớm nhất.

Chủ động “4 tại chỗ” không “chạy theo dịch”

Về công tác phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến nay, đã có 58/63 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh. Trong thời gian tới, các tỉnh trong khu vực sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca bệnh mới, nhưng cơ bản tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, công tác chuẩn bị các điều kiện chống dịch theo tinh thần “4 tại chỗ” của các tỉnh, thành phố ĐBSCL chưa triệt để, “đang chạy theo dịch”. Dịch bệnh xuất hiện mới bắt đầu quan tâm đến giải pháp về trang thiết bị y tế, nhân lực… Công tác phòng, chống dịch chủ yếu giao cho y tế, công an, quân đội, chưa huy động được cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể vào cuộc…

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị mỗi tỉnh ủy phải ban hành nghị quyết về tăng cường công tác phòng, chống dịch, trong đó phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Về nâng cao năng lực xét nghiệm, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các tỉnh kết hợp hài hòa xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, xét nghiệm nhanh chỉ dùng để điều tra dịch tễ đánh giá tình hình dịch bệnh ngoài cộng đồng hoặc trong tình huống xuất hiện quá nhiều ca nhiễm cần bóc nhanh các F0 ra khỏi cộng đồng.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các tỉnh, thành cần căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để triển khai lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên sử dụng xét nghiệm RT-PCR kết hợp với xét nghiệm nhanh theo mức độ nguy cơ dịch bệnh ở từng khu vực, bảo đảm chính xác, hiệu quả cũng như nâng cao trình độ đội ngũ làm xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn, mẫu gộp.

“Tuyệt đối tránh tình trạng lấy mẫu về mà không xét nghiệm hết để trả kết quả trong vòng 24 giờ. Các kết quả xét nghiệm phải có đầy đủ thông tin, kể cả nồng độ virus để phục vụ công tác truy vết, điều tra dịch tễ”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Nắm chắc tình hình, chủ động ứng phó

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng thời gian qua, các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã quản lý tốt đường biên giới, ngăn chăn dịch bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, với việc xuất hiện nhiều ca nhiễm, chuỗi lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng do người đi về từ vùng dịch, các tỉnh cần phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là; phát huy vai trò của cơ sở, tăng cường kêu gọi, kiểm soát chặt người về từ vùng dịch. Tất cả người về từ vùng dịch đều phải khai báo y tế, điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly phù hợp.

Nhấn mạnh diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tập trung cao độ trong điều hành trực chiến.

Từng tỉnh phải rà soát, nắm lại tình hình, số lượng máy móc, sinh phẩm, vật tư y tế, cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị, đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm.

Phó Thủ tướng lưu ý trong thực hiện khoanh vùng, phong tỏa để dập dịch, dù khoanh rộng hay khoanh hẹp thì cũng phải bảo đảm làm thật nghiêm, thật chặt, không được để “ngoài chặt trong lỏng”, dẫn đến lây nhiễm chéo, mất kiểm soát.

Những khu vực còn an toàn phải giữ cho bằng được. Nếu có ca nhiễm phải khoanh ngay lập tức, gọn nhất có thể, trong trường hợp chưa đủ thông tin thì khoanh rộng, khẩn trương truy vết, điều tra dịch tễ để thu gọn lại nhưng “đã khoanh là phải rất chặt, rất nghiêm”, tuyệt đối không được lơi lỏng.

Nhấn mạnh một lần nữa phải giữ an toàn bằng được các bệnh viện, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tăng tần suất xét nghiệm sàng lọc tại bệnh viện; kích hoạt ngay hệ thống theo dõi, giám sát, nắm bắt thông tin người có triệu chứng, đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm; tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm PCR mẫu gộp…

Từ kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh ĐBSCL thiết lập ngay hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, để phân tích, điều ra dịch tễ, chỉ điểm truy vết, xét nghiệm cũng như phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch thống nhất. Hiện mới có 2 tỉnh ĐBSCL thiết lập hệ thống thông tin, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương còn lại phải làm ngay, chuẩn bị cho tình huống dịch bùng phát mạnh.

Về cách ly F1 tại nhà, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “đã làm phải an toàn”, Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT làm các sản phẩm giám sát mang tính công nghệ nhưng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, căn bản vẫn là phát huy vai trò giám sát của các tổ COVID-19 cộng đồng, lực lượng y tế, công an địa phương.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tổng hợp toàn bộ nhu cầu của các địa phương vùng ĐBSCL về sinh phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư y tế, trang thiết bị bảo hộ… để có phương án hỗ trợ tối đa. Các tỉnh đang sử dụng sinh phẩm xét nghiệm của nước ngoài phải chủ động có phương án dự phòng, nếu không đủ thì phải sử dụng sản phẩm trong nước.

Đối với thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng nêu rõ “ngoài lo cho mình, thành phố phải chuẩn bị tinh thần để triển khai hỗ trợ các tỉnh trong khu vực chống dịch”. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương phối hợp với Cần Thơ thành lập trung tâm hỗ trợ cho các tỉnh khi cần thiết.

Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSCL có phương án tổ chức lại hệ thống điều trị bệnh nhân COVID-19 theo 3 cấp (không có triệu chứng hoặc nhẹ, có triệu chứng và bệnh lý nặng) nhằm hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng lên và số trường hợp tử vong./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Nội thành Hà Nội vẫn an toàn trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên báo động 3

Nội thành Hà Nội vẫn an toàn trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên báo động 3

Tin tức - Minh Nhật - 2 phút trước
Trước những diễn biến phức tạp về mưa lũ và ngập úng tại các tỉnh miền Bắc trong những ngày gần đây, trưa 11/9, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã có cuộc thông tin nhanh với báo chí về dự báo diễn tiến mưa lũ và ngập úng trong những ngày tiếp theo.
Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Bộ Công thương vừa khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp 200 tấn gạo hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Thời sự - Hương Trà - 1 giờ trước
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2024.
Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 11/9, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị họp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo tỉnh và 100 đại biểu đại diện trên 16.000 trí thức, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học- kỹ thuật và văn nghệ sĩ tiêu biểu, trong đó có 13 đại biểu dân tộc Chăm và 2 đại biểu dân tộc Raglai.
Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Chờ tin người thân trong tuyệt vọng

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên vào sáng ngày 10/9 đã vùi lấp 37 ngôi nhà làm hàng trăm người thương vong. Gần hai ngày trôi qua, tại nhà văn hóa thôn Làng Nủ, nơi đặt Sở Chỉ huy tiền phương, nhiều người dân vẫn ngóng chờ tin tức của người thân mình trong tuyệt vọng.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 11/9, tại Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì. Đây là cơ chế hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Trưa 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6477/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang vào 15 giờ cùng ngày.
Đau thương bao trùm thôn Làng Nủ

Đau thương bao trùm thôn Làng Nủ

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 11/9, sau hơn 6 tiếng di chuyển từ thành phố Lào Cai, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển mới đến được thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên - nơi vừa xảy ra trận lũ quét kinh hoàng khiến hàng trăm người thương vong.
Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã thống nhất với đề xuất của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về hỗ trợ kinh phí các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, với tổng kinh phí 22 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.