Nhiều năm qua, các nông hộ thuộc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thanh Phong, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) phát triển nghề chăn nuôi bò vàng vùng cao mang lại thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo, nâng cao đời sống. Các mô hình nuôi bò sinh sản không còn mới, nhưng cách làm của HTX mang lại hiệu quả kinh tế cao, chủ động được việc phòng, chống dịch bệnh...
Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, ông Nguyễn Trọng Hà (SN 1974), ở Tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là người nghèo, lao động tự do, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong khó khăn ấy, tinh thần tương thân tương ái được lan tỏa sâu rộng ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với những việc làm cụ thể, bằng nhiều câu chuyện ấm áp giữa mùa dịch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do thói quen xả rác bừa bãi, tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới sàn nhà… là một thực tế tồn tại lâu nay ở không ít vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với trên 90% dân tộc thiểu số sinh sống cũng từng như vậy.
Trong những năm qua, huyện biên giới Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra một số sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
Lũ lụt gây nên sạt lở đất nghiêm trọng ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An). 17 hộ dân buộc phải di dời khỏi nơi nguy hiểm. Thế nhưng, khu tái định cư - nơi ở mới của bà con vừa xây dựng xong lại bị… sạt lở.
Từ lâu, giống lợn đen Lũng Pù - đặc sản chỉ có ở 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang đã nổi tiếng khắp gần xa nhờ chất lượng thịt thơm ngon. Để nâng tầm thương hiệu cho giống vật nuôi quý này, tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều giải pháp phát triển đàn lợn Lũng Pù, với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt, các giải pháp về tiêu thụ, chế biến sản phẩm, phòng chống dịch bệnh…
Không có đất thổ cư, hơn 40 hộ người dân tộc Mông ở xóm Khuôn Ngục, xã La Hiên, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) không thể tiếp cận các nguồn hỗ trợ xây dựng nhà của Nhà nước. Thực trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo của địa phương.
Làm sao để di dời các hộ dân sinh sống trong rừng đặc dụng, ngăn chặn người dân cơi nới, mở rộng diện tích xâm lấn đất rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng bất hợp pháp là bài toán đang được các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực tìm lời giải. Hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số về phòng, chống dịch là nhiệm vụ cấp bách được các ban, ngành, địa phương ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) ưu tiên.
Xác định phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy tỉnh Hòa Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.
Bão số 5 có cường độ mạnh, hướng di chuyển phức tạp, lại đổ bộ vào trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cũng như không để dịch bùng phát, hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp để chủ động ứng phó, với mục tiêu vừa chống dịch, vừa ứng phó vỡi bão.
Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong những năm qua, Ba Vì đã lựa chọn được nhiều sản phẩm OCOP dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trên cơ sở những thành quả đạt được, Ba Vì đã, đang phát triển chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ, góp phần xây dựng Nông thôn mới (NTM), nâng cao thu nhập cho người dân.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, tập trung, hiện đại hóa; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 6 lần; đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao… Đó là những kết quả sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Giờ đây, thị xã Quảng Yên đã trở thành một trong những điểm sáng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Nhiều huyện miền núi ở Nghệ An đã sử dụng vật liệu sẵn có là tre, nứa, mét để làm nhà dã chiến phục vụ cách ly cho công dân từ xa về. Với cách làm linh hoạt này, không chỉ giảm sự quá tải cho các khu cách ly hiện có, mà còn là giải pháp để các địa phương trả lại trường lớp - vốn đã được trưng dụng làm nơi cách ly trước đó, cho các trường thực hiện nhiệm vụ năm học mới.
Chiều 8/9, UBND tỉnh Bình Phước đã có Công văn số 3014/UBND-KGVX đề nghị tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số, vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lơ Ku (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống".
Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị vừa xuất bản đầu sách “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru Vân Kiều và Pa Kô” tập 1. Sách do tác giả Y Thi làm Chủ biên, tập hợp 41 bài viết của 6 tác giả, trong đó đa phần là hội viên Phân hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh.