Nhờ mạnh dạn vay vốn nuôi bò 3B, Y Nem sinh năm 1993, người dân tộc Ê Đê ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã thoát nghèo. Từ đây mở ra hướng lập nghiệp mới cho nhiều thanh niên DTTS.
Một diện tích lớn rừng tự nhiên tại Khu di tích lịch sử Hội trường Mùa Xuân, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, bị các đối tượng ngang nhiên hủy hoại. Ngoài việc chặt hạ cây rừng tự nhiên, lấn chiếm đất để trồng keo, nhiều cây gỗ lớn cũng bị cưa hạ để lấy gỗ. Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn.
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cơ bản đã được kiểm soát, một số hoạt động dịch vụ, du lịch, kinh doanh buôn bán của người dân được hoạt động trở lại. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa (Ban Chỉ đạo tỉnh), vừa có công văn hướng dẫn “Thực hiện tạm thời về biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Đây là tín hiệu vui cho toàn thể cán bộ và Nhân dân trong tỉnh Khánh Hòa.
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái không có ca F0 nào khởi phát, hoặc lây nhiễm trong cộng đồng. Để có được kết quả này, tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch, trong đó, việc siết chặt quản lý, giám sát tại các “cửa ngõ” tiếp nối với các tỉnh khác được chú trọng.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, linh hoạt sáng tạo thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở các huyện miền núi Thanh Hóa, vai trò của Người có uy tín đã được phát huy. Bằng trách nhiệm và uy tín của mình, họ chủ động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tuyên truyền, vận động cho bà con DTTS chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch.
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại Nghệ An đang được phát triển. Ngoài những hỗ trợ về kinh phí, đào tạo, ngành Du lịch tỉnh này, cũng như chính quyền các cấp đã rất chú trọng nâng cao ý thức của người dân để bảo vệ môi trường cho du lịch phát triển.
Thời gian qua, huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giúp người dân vùng đồng bào DTTS, vùng nông thôn phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Địa phương này đang tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Huyện Đak Pơ (Gia Lai) nâng tỷ lệ bò lai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thông qua việc triển khai nhiều dự án lai cải tạo đàn bò gắn với đổi mới phương thức, tập quán chăn nuôi.
Trong khi cây keo đã trở thành cây thoát nghèo ở vùng đồi sỏi đá tại xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) thì việc Phan Thanh Nhàn chặt keo trồng sim khiến ai cũng ngỡ ngàng, thậm chí nhiều người còn cho rằng anh bị "khùng". Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, người làng đã phải thay đổi cách nhìn, rồi đến khâm phục anh…
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Hội Phụ nữ tỉnh, các chi, Hội cơ sở quan tâm, chú trọng. Hàng nghìn phụ nữ DTTS được tiếp cận với các chương trình dạy nghề, từ đó giúp nhiều chị em có việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội.
Đồn Biên phòng Ngọc Lâm vừa tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” với kế hoạch trồng 300 cây mắc ca trên địa bàn xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Đó là thực tế đang diễn ra tại bản Xốp Nặm, xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) đe dọa cuộc sống mỗi ngày của hàng chục hộ dân đồng bào dân tộc Thái. Đã từng có đá rơi, tường đổ; dân bản đã từng phải tháo chạy giữa đêm mưa bão vì núi lở… nhưng rồi câu chuyện thiếu kinh phí đã “níu” bước chân di cư của họ từ rất nhiều năm qua. Nhìn rộng ra, nhiều địa phương ở vùng cao Nghệ An đang có chung thực trạng này.
Thực hiện Công văn số 1092/UBDT-TT ngày 9/8/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong đồng bào DTTS tại TP. Hồ Chí Minh, nhất là từ khi Thành phố thực hiện tăng cường giãn cách xã hội, từ ngày 23/8 đến nay.
Trải qua hơn 30 năm sử dụng, cây cầu phao bắc qua dòng sông Mã, thuộc địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dân khi qua lại.
Trà Lân xưa hừng hực khí thế “trúc chẻ tro bay”. Còn Trà Lân hôm nay (thuộc hai huyện Con Cuông và Anh Sơn), đang trở mình thành vùng kinh tế quan trọng ở phía Tây của Nghệ An. Nơi đây, nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nơi bản làng thâm sơn đã hiện hữu; những sản phẩm OCOP cũng đã khẳng định vị thế trên thị trường… Một Trà Lân đang từng ngày đổi thay.
Trang địa phương -
Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai -
10:05, 21/09/2021 Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đây là một chủ trương đúng và kịp thời của Đảng, Nhà nước, được Nhân dân các dân tộc hân hoan đón nhận. Từ đây, lịch sử tỉnh Lào Cai, đời sống đồng bào các dân tộc bước sang một trang mới, với niềm tin, hy vọng vào sự phát triển vững bền.
Xã Minh Lương (huyện Văn Bàn, Lào Cai) vốn là thủ phủ vàng; Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai là đơn vị duy nhất được cấp phép đầu tư khai thác tại đây. Tuy nhiên, thời gian qua, nạn “vàng tặc” vẫn tồn tại gây nhức nhối về tình hình an ninh trật tự cũng như việc quản lý tài nguyên khoáng sản.