Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang bước vào giai đoạn đầu thực hiện. Cùng với nhóm chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng… Nhóm phát triển kinh tế nâng cao đời sống đồng bào với chủ trương lấy mô hình gia trại làm “nòng cốt”. Thông qua Chương trình MTQG, sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp hơn để mô hình gia trại phát huy tối đa hiệu quả.
Trong các bài báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải những khuất tất về dự án Thủy điện Tràng Định 2. Xoay quanh dự án này, còn nhiều nghi vấn cần phải được làm sáng tỏ. Trong đó có vấn đề về điều kiện cấp phép cho dự án.
Để có những con đường khang trang, sạch sẽ, thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, những năm qua, nhiều người dân ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) tự nguyện hiến hàng ngàn m2 đất. Đây cũng là điểm sáng trong phong trào hiến đất, làm đường giúp thay đổi diện mạo đường nông thôn.
Chiều ngày 12/5, sự kiện “Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022” do Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định.
Sau hơn 8 năm di dời lên bờ sinh sống, vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, cuộc sống của người dân khu tái định cư (TĐC) làng chài Hà Phong, khu 8, phường Hà Phong, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã dần đi vào ổn định. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là, đã 8 năm trôi qua, với 350 hộ, gần 2.000 dân, nhưng khu TĐC làng chài này vẫn đang gần như “trắng đảng viên”...
Những ngày cuối tháng Tư, hàng trăm nghệ nhân là đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đã hội tụ tại Công viên Xuân Hương, Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) để tham gia giới thiệu văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc mình. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Vàng Du lịch Lâm Đồng năm 2022.
Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) có 4 thôn đồng bào Chăm sinh sống, với 2.314 hộ. Những năm qua, đồng bào Chăm rất tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Ea Ly là xã miền núi giáp ranh các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, với 13 thành phần dân tộc cùng sinh sống; trong đó có hơn 58% đồng bào DTTS. Huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang đẩy mạnh đầu tư để đưa xã Ea Ly được công nhận đô thị loại V và đổi thành thị trấn Tân Lập vào năm 2025.
Mặc dù đã triển khai Dự án xây dựng thủy điện Đăk Mi 1 và Khu tái định cư (TĐC) cho người dân để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay người dân tại TĐC thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vẫn sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt và các công trình sinh hoạt cộng đồng.
Thời gian vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được phản ánh của hơn 60 hộ đồng bào DTTS ở xóm Nà Mằn, thôn 3, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn về việc dự án Thủy điện Tràng Định 2 do Công ty Cổ phần Thủy điện Tân Việt Bắc Lạng Sơn làm chủ đầu tư chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chưa di dời người dân đã thi công rầm rộ. Tình trạng này gây sạt lở nghiêm trọng phần đất của người dân đang sinh sống, tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng, tài sản của họ.
Sáng 7/5, tại đập chính công trình Thủy lợi Ngàn Trươi, UBND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tổ chức trình diễn bay khinh khí cầu “Cuộc dạo chơi của Sao la - Kỳ lân châu Á” chào mừng Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31.
Lễ hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo, tổ chức từ thời Lý; diễn ra từ ngày mùng 7 - 9/4 Âm lịch hàng năm.
Các khu dân cư ở ven hồ Vực Mấu và ven sông Mai Giang thường bị ngập lụt nặng, nhất là mỗi khi hồ xả lũ. Chính quyền đã xây dựng 2 khu tái định cư cho bà con nhưng đã 10 năm nay, không một ai chịu đến định cư ở những khu tái định cư này.
Tính cách dân tộc là yếu tố được hình thành và phát triển trong một giai đoạn nhất định, thường là sau một thời gian khá dài. Tính cách của các DTTS ở Cao Bằng được hình thành từ hoạt động thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác và cho đến ngày nay.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức và doanh nhân là người DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang có nhiều đóng góp, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tiếp tục thực hiện "Dự án điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi" theo Quyết định số 241/QĐ-UBDT ngày 14/4/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, vừa qua, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức điều tra, khảo sát tại tỉnh Kiên Giang.
Nhận diện được những bất cập trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, thời gian qua các cấp chính quyền ở Nghệ An cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
Ngày 22/4, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển đăng tải bài viết: Công ty Nhiệt điện Na Dương “vượt rào” xây dựng công trình 13 ha? Theo đó, Báo phản ánh, giai đoạn 2013 - 2015, Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV đã xây dựng công trình xử lý môi trường lên tới 130.000 m2 (13 ha) khi chưa được giao đất, cho thuê đất.
Ngày 5/5, Ban Dân tộc tỉnh An Giang tổ chức họp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022 và Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2022).
Việc giao đất, giao rừng với mục đích chấm dứt nghịch lý “người sống ở rừng nhưng không có đất rừng để sản xuất”, thế nhưng sau khi giao đất, giao rừng theo Nghị định 02 và Nghị định 163, bằng nhiều cách lách luật, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư nhân..., đã có trong tay hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha đất, còn nhiều hộ đồng bào DTTS, Nhân dân sống ở miền núi lại tiếp tục mất “cần câu cơm” đã được trao!