Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Hà Nội: Công khai, minh bạch trong đánh giá, thẩm định xếp hạng sản phẩm OCOP

Mai Hương - 07:30, 05/12/2022

Năm 2022, TP. Hà Nội đặt mục tiêu có 400 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, đã có 488 sản phẩm của 26/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia. Công tác đánh giá sản phẩm được thực hiện trên cơ sở bảo đảm công khai, công bằng, khách quan, chính xác theo các tiêu chí quy định tại Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Qua đó, nhiều sản phẩm tham gia đã được công nhận, xếp hạng 3 sao và 4 sao.

Hội đồng đánh giá, xếp loại các sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ nhất năm 2022.
Hội đồng đánh giá, xếp loại các sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ nhất năm 2022.

Phấn đấu có thêm 400 sản phẩm OCOP

Vừa qua, Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam (quận Hoàng Mai) đã đưa 3 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP gồm: Bún khô, phở khô và bánh đa nem. Đây là các sản phẩm có ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sấy lạnh.

Bà Trần Thị Thu Hằng - Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam cho biết, sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ được hương vị đặc trưng. Sản phẩm có thể bảo quản được trong thời gian dài. Thêm nữa, công ty liên kết với người trồng lúa ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) để có vùng nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, hướng đến xuất khẩu.

Nhóm sản phẩm của Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam được Hội đồng OCOP Hà Nội đánh giá cao; đủ điều kiện để trình UBND TP. Hà Nội phân hạng 4 sao. Đây cũng là 1 trong tổng số 97 sản phẩm được Hội đồng OCOP Thành phố đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Hà Nội  cho biết, kết thúc đợt đánh giá đầu tiên, đã có gần 100 sản phẩm đủ điều kiện trình UBND TP. Hà Nội cấp từ 3 sao OCOP trở lên. Trong đợt 2 này, Hà Nội phấn đấu có thêm 200 sản phẩm được phân hạng.

Năm 2022, huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) có 40 sản phẩm của 10 chủ thể ở 8 xã tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Năm 2022, huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) có 40 sản phẩm của 10 chủ thể ở 8 xã tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Công khai, minh bạch trong thẩm định

Đại diện các sở, ngành như: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường… đã tập trung nghiên cứu hồ sơ, xem xét kỹ các tiêu chí liên quan đến sở, ngành mình để tham gia ý kiến, góp ý bổ sung cho chủ thể những nội dung minh chứng còn thiếu, chưa đầy đủ. Đặc biệt, không có sản phẩm nào được phép nợ tiêu chí.

"Vừa qua, TP. Hà Nội tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận. Kết quả cho thấy, hồ sơ minh chứng sản phẩm được các chủ thể thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, một số chủ thể vẫn còn lỗi về sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm in chưa đúng, in đủ thông tin; hồ sơ minh chứng sản phẩm một số đã hết thời hạn chưa cập nhật mới. Đoàn liên ngành đã nhắc nhở để các chủ thể kịp thời khắc phục...".

Ông Nguyễn Văn Chí Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội, Ban Tổ chức đã yêu cầu các chủ thể, đơn vị tư vấn chuẩn bị hồ sơ, sản phẩm mẫu đầy đủ. Năm 2022, Thành phố đặt mục tiêu có 400 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP; đến nay đã có 488 sản phẩm của 26/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia. 

Công tác đánh giá sản phẩm được thực hiện trên cơ sở bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác theo các tiêu chí quy định tại Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Qua đó, nhiều sản phẩm tham gia lần này đã được công nhận, xếp hạng 3 sao và 4 sao.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, Ban Tổ chức đã yêu cầu các chủ thể, đơn vị tư vấn chuẩn bị hồ sơ, sản phẩm mẫu đầy đủ, chu đáo để Hội đồng OCOP Thành phố thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm chất lượng và thời gian đánh giá. Qua thời gian làm việc tích cực, Hội đồng đánh giá cao việc các địa phương đã chọn được những sản phẩm tốt nhất để tham gia chấm điểm OCOP lần thứ nhất năm 2022 này.

Qua đợt đánh giá sản phẩm OCOP lần này, Ban Giám khảo đã chất vấn, tranh luận sôi nổi về từng sản phẩm, từng chủ thể. Hội đồng đặc biệt quan tâm về nguồn gốc nguyên liệu; công nghệ chế biến; hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất… Tất cả nhằm lựa chọn chính xác các sản phẩm có chất lượng và tiềm năng phát triển, qua đó nâng cao giá trị kinh tế cho chủ thể tham gia chương trình.

Công khai, minh bạch trong đánh giá, thẩm định xếp hạng sản phẩm OCOP.
Công khai, minh bạch trong đánh giá, thẩm định xếp hạng sản phẩm OCOP.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị, các thành viên Hội đồng OCOP Thành phố, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP thành phố, bám sát những tiêu chí đã được quy định về đánh giá, chấm điểm sản phẩm và Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP thành phố. Từ đó, giúp quá trình nghiên cứu hồ sơ, xem xét kỹ các tiêu chí liên quan đến sở, ngành mình bảo đảm kỹ lưỡng. Cũng nhờ vậy, sẽ góp ý tối đa cho chủ thể những nội dung minh chứng, tiêu chí còn thiếu, chưa đầy đủ...

Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đề nghị, các địa phương khác trên địa bàn tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện sản phẩm OCOP để tham gia đánh giá, phân hạng từ nay đến cuối năm; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được cấp sao.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Kinh tế - Minh Nhật - 25 phút trước
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của mỗi địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2023-2025. Ðến nay, sự hợp tác này mang lại những kết quả tích cực, tạo tiền đề thúc đẩy phát huy hiệu quả chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Sa Pa khôi phục hoạt động du lịch sau bão, lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 28 phút trước
Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) vừa xây dựng và công bố phương án khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch du lịch trong các tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc với nhiều nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, đại diện một số đơn vị liên quan và hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 82.000 đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Kon Tum: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.