Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tôn vinh, lan tỏa những tấm gương Người có uy tín -“Điểm tựa của bản làng”

PV - 14:36, 22/12/2018

Tối 21/12/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc, Tạp chí Cộng sản và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới năm 2018, với chủ đề “Ðiểm tựa của bản làng”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại buổi lễ Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại buổi lễ.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Ðảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng 163 già làng, trưởng bản, Người có uy tín tiêu biểu thuộc 45 dân tộc thiểu số đến từ 34 tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc Lễ tôn vinh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, cả hệ thống chính trị đã xây dựng chương trình hành động, lập quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Một trong những nhiệm vụ được quan tâm là xây dựng đội ngũ những Người có uy tín, già làng, trưởng bản mẫu mực làm cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân; là chỗ dựa tin cậy của các cơ quan chức năng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc Lễ tôn vinh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc Lễ tôn vinh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến chia sẻ: Hiện nay, cả nước có 34.800 Người có uy tín, do nhân dân tin tưởng, bầu chọn, đang ngày đêm lăn lộn với phong trào hành động cách mạng ở cơ sở. Trong đó, Người có uy tín ở địa bàn biên giới có vai trò rất quan trọng. Đó là những người được thôn bản, buôn làng, phum sóc bình chọn, gắn bó mật thiết với nhân dân; không quản ngại khó khăn, vất vả, Người có uy tín đã đi từng ngõ, gọi cổng từng nhà, nắm tay từng người, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; tham gia giải quyết tốt mọi vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, buôn làng, phum sóc đoàn kết, bình yên, phát triển. Người có uy tín trong cộng đồng ở khu vực biên giới là những người gương mẫu đi đầu trong phong trào

toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”; mồ hôi, công sức của Người có uy tín đã góp phần xây dựng biên giới với các nước bạn hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tại Lễ tôn vinh “Điểm tựa của bản làng” biểu dương, khen thưởng 163 Người có uy tín đại diện cho 45 thành phần dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh biên giới. Đại biểu cao tuổi nhất là ông Quỳnh Vân, dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, 82 tuổi (sinh năm 1936); đại biểu trẻ tuổi nhất là anh Chìu Văn Phúc, dân tộc Dao ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, 28 tuổi (sinh năm 1990). Đó là những bông hoa đẹp, đa sắc màu trong vườn hoa ngàn việc tốt của cộng đồng các dân tộc thiểu số của nước ta. Cùng với 163 đại biểu được biểu dương còn có hàng ngàn Người có uy tín trên dải đất biên cương của tổ quốc, làm “cầu nối” gắn bó “máu thịt” giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, tạo nên “thế trận lòng dân vững chắc” thật sự là “điểm tựa của bản làng”.

Trong thời gian vừa qua, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg về phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những chính sách này tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và tạo điều kiện thuận lợi hơn để Người có uy tín trong cộng đồng hoạt động.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết: trong thời gian tới Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục phối hợp nghiên cứu làm sâu sắc hơn lý luận và thực tiễn về công tác vận động quần chúng của Đảng, xây dựng thế trận lòng dân, đối ngoại nhân dân ở vùng biên giới, chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi; phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận, các Ban đảng trung ương khảo sát thực tế và tổ chức các cuộc hội thảo để chuẩn bị căn cứ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc, tiếp tục đề ra chủ trương, giải pháp về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai trao biểu trưng và tặng hoa cho Người có uy tín tiêu biểu. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai trao biểu trưng và tặng hoa cho Người có uy tín tiêu biểu.

Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Người có uy tín là những cá nhân ưu tú, tiêu biểu về nhân cách, hiểu biết về tri thức bản địa, là hạt nhân đoàn kết để phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Qua thực tiễn lao động sản xuất đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, có sức lan tỏa trong cộng đồng, nhất là trong phong trào bảo vệ an ninh biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Những già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng mỗi thôn bản, buôn làng, phum sóc là sợi dây kết nối quan trọng ý Ðảng với lòng dân, không quản ngại khó khăn, gian khổ cùng đồng bào xây dựng đời sống mới, góp phần cùng các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị: Thời gian tới, tình hình an ninh biên giới và vùng biển vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Tình trạng di cư ngoài kế hoạch chưa chấm dứt; các đối tượng thù địch vẫn tìm mọi cách để phá hoại tình đoàn kết của chúng ta. Hơn lúc nào hết, các bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang cần đi sâu, đi sát, gắn bó hơn nữa với Người có uy tín. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng mong muốn Người có uy tín nơi biên giới sẽ phát huy vai trò gương mẫu, vận động quần chúng, con em mình, bản làng, phum sóc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu…thật sự là nòng cốt bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở vùng biên giới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Hoàng Xuân Chiến trao biểu trưng và tặng hoa cho Người có uy tín tiêu biểu. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Hoàng Xuân Chiến trao biểu trưng và tặng hoa cho Người có uy tín tiêu biểu.

Lễ tôn vinh đã để lại nhiều dấu ấn với những câu chuyện cảm động về những tấm gương Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển quê hương, giữ gìn bình yên trên vùng phên dậu của đất nước, tiêu biểu như: ông Tráng Lao Lử, dân tộc Mông, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; bà Nông Thị Hợp, dân tộc Tày, Trưởng thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; già làng Pơloong Jím, dân tộc Cơ Tu, ở xã A Xan, huyện Tây Giang.. Họ thực sự là “điểm tựa” vững chắc của bản làng.

Chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc tại Lễ tôn vinh. Chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc tại Lễ tôn vinh.

Chương trình còn ghi dấu ấn với chương trình nghệ thuật đặc sắc, đó những những bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ tôn vinh đã  thực sự tạo được sức lan tỏa, nhân lên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đồng lòng chung sức phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.