Tin tức -
Tào Đạt - Võ Tiến -
07:56, 12/05/2024 Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Tin tức -
Minh Thu -
12:13, 01/11/2023 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND Phê duyệt “Đề án bảo tồn, phát huy tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” (gọi tắt là Đề án).
Xã hội -
Lê Hường -
21:11, 24/11/2021 Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều buôn đồng bào DTTS xuất hiện các chùm ca bệnh đông bệnh nhân, mức độ lây lan nhanh. Các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương đã tăng cường tuyên truyền phòng, chống Covid-19 trong đồng bào DTTS bằng nhiều cách. Trong đó, tuyên truyền bằng tiếng DTTS được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực.
Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS có thể được tổ chức theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa.
Trong các ngày 6, 7 và 8/10, Đoàn công tác của Ban Dân tộc - HĐND tỉnh Đắk Lắk do Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh Lê Văn Cường làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc trong phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19 tại 2 xã Ea Ktur và Ea Bhốk (huyện Cư Kuin).
Tin tức -
N. Tâm -
12:22, 20/08/2022 Ngày 19/8, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn của tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022), với mục đích nhằm khẳng định công lao và tôn vinh những đóng góp to lớn của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, của Nam Bộ thành đồng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Xã hội -
Thúy Hồng -
21:29, 04/12/2021 Hình ảnh những tuyên truyền viên, cùng chiếc xe máy gắn loa đằng sau, đã trở nên quen thuộc với đồng bào các dân tộc trên các bản, làng vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đặc biệt, những ngày tháng qua, với hình thức tuyên truyền bằng hai thứ tiếng, tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số, đã và đang góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Xã hội -
Hải Thượng -
11:19, 23/08/2021 Hiện nay, các Đồn Biên phòng (ĐBP) đóng quân trên địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An đều tổ chức học tiếng của đồng bào các dân tộc ở địa phương (như Thái, Mông, Khơ mú…) và tiếng của nước bạn Lào. Việc đọc thông, nói thạo tiếng đồng bào đã tạo thuận lợi rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, vừa tạo sự gắn bó, đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng nền Biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.
Thời sự -
Thanh Huyền -
22:04, 05/04/2020 Tuyên truyền bằng tiếng dân tộc dưới nhiều hình thức như: báo in, phát thanh, truyền hình; phát thanh trên loa truyền thanh; tuyên truyền bằng xe lưu động; phát tờ rơi; băng zôn, pa nô, áp phích… là cách làm hay trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dịch Covid-19 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thời gian qua.
Huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 22 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Lào tại bản Phú Lâm, xã Phú Gia; dân tộc Mường tại bản Lòi Sim, xã Hương Trạch; dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên; dân tộc Chứt tại bản Giàng, xã Hương Vĩnh... Tất cả các dân tộc thiểu số trên đều không có chữ viết riêng, chỉ có dân tộc Chứt ở bản Rào Tre và bản Giàng vẫn duy trì tiếng của dân tộc mình.
Đóng chân khu vực biên giới, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, bên cạnh việc giữ chắc tay súng bảo vệ biên cương thì cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai đã nỗ lực học tiếng đồng bào các dân tộc, với mong muốn để gần gũi, thắt chặt hơn tình quân dân nơi biên giới, đồng thời cũng là góp phần giúp các chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ, .
Thời sự -
Hiếu Anh -
16:20, 28/01/2021 Ngày 28/1, tại trụ sở Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo tham vấn, vận động chính sách tái khởi động giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì Hội thảo.