Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tinh thần tự lực tự cường nhìn từ câu chuyện gạo hỗ trợ cứu đói

Thanh Hải - 07:01, 09/12/2024

Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin Trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Không biết dịp Tết Nguyên đán 2025 này, có thêm những địa phương nào thoát khỏi tình trạng đến hẹn lại lên: xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Chính phủ?

Một góc KCN Visip Nghệ An
Một góc KCN Visip Nghệ An

Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin Trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Đây, được cho là động thái gây bất ngờ bởi, mức tổng thu ngân sách của tỉnh Quảng Bình là 5.700 tỉ đồng, Quảng Trị là 3.800 tỉ đồng.

Còn nhớ, thời điểm dịp Tết Nguyên đán 2024, các địa phương, gồm Quảng Trị, Quảng Bình, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận đã có văn bản đề nghị, Chính phủ hỗ trợ tổng cộng hơn 14.100 tấn gạo cứu đói cho trên 181.000 hộ dân, với hơn 935.000 nhân khẩu. Số gạo này được các địa phương hỗ trợ cho các hộ dân thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào DTTS&MN đang gặp khó khăn...

Hiện tại, Quảng Bình và Quảng Trị vẫn là hai tỉnh nghèo. Đời sống người dân ở các huyện giáp biên phía Tây hãy còn rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở mức cao. Vì thế, với khoản ngân sách eo hẹp ấy, thì việc có một nguồn kinh phí đủ để chăm lo cho hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo là một thách thức không hề nhỏ cho cán cân kinh tế của địa phương. Thành ra, câu chuyện xin Chính phủ hỗ trợ thêm gạo để cứu đói một bộ phận người dân, đảm bảo các hộ dân ai cũng có Tết no ấm cũng là hợp lý.

Vùng DTTS&MN Nghệ An chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh - Trong ảnh: một góc thung lũng Mường Lống huyện Kỳ Sơn
Vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong ảnh: Một góc thung lũng Mường Lống huyện Kỳ Sơn

Do vậy, việc Quảng Bình và Quảng Trị rút khỏi danh sách xin gạo, không phải vì tỉnh đã hết khó khăn, nhưng lãnh đạo hai tỉnh cho biết, là có thể cân đối các nguồn thu để “tự lo được”. Điều này đã cho thấy tư duy, suy nghĩ của lãnh đạo các tỉnh đang thay đổi. Để không còn lệ thuộc vào Trung ương theo kiểu đến hẹn lại lên, mà đó là việc lãnh đạo tỉnh phải chủ động tìm cách để cân đối các nguồn thu. Dù trước mắt sẽ là muôn vàn khó khăn, nhưng ý thức được việc phải tự đi bằng đôi chân mình, đó mới chính là tinh thần và trách nhiệm rất đáng trân trọng.

Ở một góc độ nào đó, đây cũng là cách truyền cảm hứng đến với những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù trong khó khăn vẫn cần tinh thần tự lực tự cường, cố gắng nỗ lực để vươn lên chứ không phải chỉ biết ngồi chờ chính quyền trợ giúp.

Trở lại với câu chuyện các tỉnh xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán năm 2024; tổng thu ngân sách của Sóc Trăng hơn 4.600 tỉ đồng, Bạc Liêu hơn 4.100 tỉ đồng, Kon Tum 4.200 tỉ đồng, Cà Mau 5.700 tỉ đồng, Bình Định hơn 13.800 tỉ đồng, Bình Phước hơn 10.000 tỉ đồng, Gia Lai hơn 5.500 tỉ đồng, Đắk Lắk hơn 7.700 tỉ đồng; và Nghệ An đạt khoảng 21.000 tỉ đồng.

Nhìn từ Nghệ An, xét trên điều kiện địa lý, Nghệ An hội tụ rất nhiều điều kiện để vươn mình, với sân bay quốc tế, cửa khẩu quốc tế, càng biển đón tàu tải trọng lớn; chưa kể diện tích đất lâm nghiệp lớn, thuận lợi cho phát triển ngành nghề lâm nghiệp... Điều đó cho thấy, tiềm năng, thế mạnh của Nghệ An là rất lớn.

Ở bình diện hành lang pháp lý, Nghệ An cũng hội đủ những điều kiện không thể tốt hơn. Trong chiến lược phát triển, Nghị quyết số 39 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã định hướng mục tiêu đến năm 2030, Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo... Thêm vào đó, Nghị quyết 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021 cũng đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An…

Cuộc sống người Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Con Cuông) còn rất nhiều khó khăn
Cuộc sống người Đan Lai ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát (Con Cuông) còn rất nhiều khó khăn

Nhưng, tình trạng bội chi hằng năm ở Nghệ An vẫn rất cao, vùng đồng bào DTTS&MN chiếm 83% diện tích toàn tỉnh với địa hình chia cắt, dễ sạt lở; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS&MN cao, đến 12,48%...

Lấy ví dụ so sánh là tỉnh Thanh Hóa, có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối tương đồng. Vùng miền núi Thanh Hóa cũng mang tính đặc thù như Nghệ An… Nhưng nhìn vào mức thu của tỉnh này để thấy sự bứt phá đến mức nào. Năm 2024, tổng thu ngân sách là 54.341 tỷ đồng, chi ngân sách 46.947 tỷ đồng và dư hơn 7.000 tỷ đồng. Trong khi Nghệ An, tổng thu ngân sách khoảng 24.000 tỷ đồng và bội chi hơn 44.500 tỷ đồng.

Chừng nào Nghệ An còn phải đề xuất xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Trung ương, thì chừng đó, giấc mơ trung tâm vùng Bắc Trung Bộ còn xa vời. Khoan hãy nghĩ đến những điều lớn lao khác, mà tỉnh phải làm sao để thoát khỏi tỉnh nghèo bằng việc không phải đề xuất xin cấp trên như những năm qua.

Đặc biệt, để không phải cứu đói thì phải làm cho người dân không còn đói nghèo. Mà muốn làm được điều đó thì phải có kế sách, có biện pháp. Có thể chậm mà chắc, gắn với lộ trình, phương hướng cụ thể; tạo ra những chương trình mang tính động lực để giúp người dân các vùng khó khăn có việc làm, hướng đến giảm nghèo bền vững. Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An phải định vị tỉnh mình đang ở đâu trên bản đồ kinh tế của cả nước, để có hướng đi phù hợp, để mà “liệu cơ gắp mắm”.

Không biết dịp Tết Nguyên đán 2025 này, sẽ có thêm những địa phương nào thoát khỏi tình trạng đến hẹn lại lên: xin hỗ trợ gạo cứu đói từ Chính phủ cho hộ nghèo?


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Media - BDT - 23:20, 16/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”. Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ. Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:29, 16/05/2025
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 21:07, 16/05/2025
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.