Xã Huổi Luông (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) từng là “điểm nóng” về tình trạng người dân vượt biên trái phép sang lao động bên kia biên giới. Thời gian gần đây, nhờ thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển kinh tế mà tình trạng này đã giảm hẳn.
Mỗi người chọn một việc tốt là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) nơi biên cương Tổ quốc.
Chiều 12/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lai Châu nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 25 đại biểu Người có uy tín, đại diện cho 1.073 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu, do bà Lò Thị Vương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu làm Trưởng đoàn.
Cùng với các huyện Than Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè, Sìn Hồ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cũng là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản, nhà ở của nhân dân do đợt mưa lũ vừa qua. Với phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân cũng như đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, huyện Tân Uyên đã di dời 123 hộ gia đình ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam đi qua Bắc Bộ, kết hợp với vùng xoáy thấp phát triển lên tới 5.000m, nên từ 7 giờ sáng 8/7 đến 1 giờ ngày 9/7 các tỉnh Bắc Bộ đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to như: Sìn Hồ (Lai Châu) 64mm, Sapa (Lào Cai) 46mm, Bắc Mê (Hà Giang) 37mm, Thái Nguyên 57mm, Nguyên Bình (Cao Bằng) 108mm…
Nậm Cần là một trong những xã đầu tiên của huyện Tân Uyên (Lai Châu) hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Không dừng lại ở đó, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM; đặc biệt là các tiêu chí về đường giao thông, thu nhập, môi trường; thông qua đó giúp xã trở thành xã NTM tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Trận mưa lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có hệ thống điện lưới quốc gia. Hàng trăm cột điện bị đổ gãy, hàng nghìn mét dây điện bị đứt khiến cho nhiều xã vùng cao mất điện hoàn toàn. Hiện nay, ngành Điện lực Lai Châu đang tập trung mọi nguồn lực khắc phục thiệt hại đưa điện về phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Sau gần 2 giờ đồng hồ đi bộ vượt núi, với những vết trượt dài, cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại bản Sáng Tùng, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); nơi chỉ sau một đêm toàn bộ 28 hộ gia đình, với hơn 160 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông nơi đây mất sạch nhà cửa, tài sản.
Trận mưa lũ lịch sử từ ngày 23 đến ngày 26/6 đã gây nhiều thiệt hại ở tỉnh Lai Châu, tính đến thời điểm này, mưa lũ đã làm 16 người chết, 9 người mất tích, 15 người bị thương; ước thiệt hại khoảng 338 tỷ đồng.
Trong những ngày qua, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lai Châu diễn biến hết sức phức tạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, dọc theo các con suối nước chảy cuồn cuộn có rất nhiều người dân đang bất chấp nguy hiểm ra suối để vớt củi.
Sau gần 2 giờ đồng hồ đi bộ vượt núi, với những vết trượt dài, cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại bản Sáng Tùng, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); nơi chỉ sau một đêm toàn bộ 28 hộ gia đình, với hơn 160 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông nơi đây mất sạch nhà cửa, tài sản.
Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 02 tỉnh Lai Châu và Hà Giang, vừa qua NHCSXH đã kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn và ủng hộ cho đồng bào tỉnh Hà Giang, Lai Châu mỗi tỉnh 300 triệu đồng và trao quà trực tiếp cho các gia đình, đồng bào bị thiệt hại.
Trong các ngày 28,29/6/2018, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Đoàn công tác đi nắm tình hình, đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất tại Lai Châu. Đoàn công tác gồm có: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng; bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và một số vụ, đơn vị thuộc UBDT và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Do điều kiện địa lý xa xôi nên trước đây tôi không có nhiều dịp đến Hà Nội. Những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm đến chính sách bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số, vì thế tôi có dịp được về Thủ đô biểu diễn dân ca của dân tộc Mảng tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.
Trực tiếp chứng kiến những thiệt hại rất lớn về người và tài sản do cơn lũ dữ gây ra tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu chính quyền địa phương, các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên toàn lực sớm tìm kiếm người mất tích, đồng thời chăm lo, đảm bảo đời sống cho người dân chịu ảnh hưởng.
Theo đoàn khảo sát thực địa của Vụ Truyền thông (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), tại một số địa bàn như Lào Cai, Lai Châu… thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết hiện đang có chiều hướng thay đổi tích cực.
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội có điều kiện, cơ hội thăm quan, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những Người có uy tín ở các địa phương trong cả nước, cuối tháng 5/2018, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức cho đội ngũ những Người có uy tín là người DTTS của TP. Hà Nội đến thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Đề án phát triển kinh tế- xã hội các dân tộc đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo đã giúp cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn “3 cứng”.
Những năm gần đây, nắm bắt được thời điểm tích nước và xả nước của Thủy điện Sơn La, bà con nhân dân tại các xã vùng thấp trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã tận dụng thời điểm nước rút để gieo trồng ngô, lúa.
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng trong các phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an ninh Tổ quốc.