Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ở Lạng Sơn: Góp phần tăng trưởng KT-XH vùng DTTS

Thúy Hồng - 09:31, 20/05/2020

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu; lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng... là những chương trình mà tỉnh Lạng Sơn đưa ra để triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc.

Đường giao thông ở xã Đội Cấn, huyện Tràng Định được xây dựng từ Chương trình 135 tạo điều kiện thuận tiện cho bà con phát triển kinh tế.
Đường giao thông ở xã Đội Cấn, huyện Tràng Định được xây dựng từ Chương trình 135 tạo điều kiện thuận tiện cho bà con phát triển kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng, KT-XH các xã, thôn, bản ĐBKK, xã biên giới như: Quyết định số 28/QĐ- UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015; Quyết định 06/QĐ-UBND ngày 24/2/2017 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS ít người ở xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện lồng ghép vốn từ các chương trình để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho người dân. Cụ thể, tỉnh đã lồng ghép nguồn vốn Chương trình 135 với nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn ĐBKK. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của 125 xã ĐBKK và 141 thôn ĐBKK của 63 xã vùng II được thụ hưởng chương trình giai đoạn 2016 - 2020 đã thực sự “thay da đổi thịt”.

Ông Hoàng Văn Ấn, Bí thư Đảng ủy xã Mông Ân cho biết: Những năm qua, bà con DTTS nghèo của địa phương được hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình 135, nông thôn mới (NTM)…, được hỗ trợ nguồn vốn, cây trồng, vật nuôi, được bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật... đã giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tương tự, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn cũng là một trong những xã điển hình của tỉnh về lồng ghép giữa nguồn vốn Chương trình 135 và các chương trình khác để củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến cuối năm 2019, Nhất Tiến được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Còn việc triển khai chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12/10/2009, Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo tập trung rà soát thực trạng đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS. Kết quả đến hết năm 2019, tỉnh đã thực hiện bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, ĐBKK, biên giới được 293 hộ, trong đó: Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai 113 hộ; Dự án ổn định vùng biên giới 178 hộ; triển khai 11 dự án bố trí dân cư trong giai đoạn 2013 - 2019...

Theo ông Lâm Văn Viên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, để triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn, hằng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng vùng DTTS, vùng khó khăn. Các công trình được xây dựng đã phát huy hiệu quả, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.

Qua 16 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc, kinh tế vùng đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì tăng trưởng, nhiều năm ở mức 8 - 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông, Lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ... góp phần giảm khoảng cách giàu, nghèo trên địa bàn. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 43,4 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập của bà con DTTS là 35,45 triệu đồng/người/năm, tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61% năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 10,89%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 2 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 3 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 3 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.