Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW: Tạo bước ngoặt lớn về công tác dân số

Minh Nhật - 16:57, 08/12/2024

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 21- NQ/TW) ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh vực dân số.

 Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới được triển khai có hiệu quả tại các tỉnh vùng DTTS và miền núi
Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới được triển khai hiệu quả tại các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Điện Biên là 1 trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm các địa phương có mức sinh cao. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ phong tục tập quán, tâm lý ưa thích con trai, quan niệm của người dân về việc sinh con trai để có người thờ cúng, nối dõi tông đường... tỷ số giới tính khi sinh không đồng đều giữa các vùng và không ổn định nguy cơ dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm về công tác dân số.

Theo đó, hằng năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên đã phối hợp với trung tâm y tế cấp huyện triển khai hoạt động truyền thông với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường học tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn về nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ, giáo dục giới, bình đẳng giới... Đồng thời, tăng cường truyền thông cao điểm qua việc tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến những xã khó khăn, có mức sinh cao; truyền thông trên loa tại xã, bản; truyền thông trên mạng xã hội…

Chị Tòng Thị May - cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa cho biết: Công tác tuyên truyền, vận động chị em được triển khai tại các buổi họp thôn, bản. Nội dung khuyến khích chị em trong tuổi sinh đẻ đến Trạm Y tế xã đặt vòng, uống thuốc tránh thai và tiêm thuốc tránh thai; tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình (nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn...).

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh Điện Biên đã giảm từ 2,62 con năm 2019, xuống còn 2,35 con năm 2023. Dù mức sinh vẫn cao, nhưng đây cũng là kết quả khả quan, khẳng định sự nỗ lực vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng.

Còn tại Lạng Sơn, để thực hiện Nghị quyết số 21, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 26/1/2018 với mục tiêu chung là chuyển trọng tâm chính sách DS từ kế KHHGĐ sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số....

Ông Hoàng Văn Từ - Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lạng Sơn cho biết: Những năm qua, Chi cục đã cụ thể hóa từng nội dung, chủ động xây dựng kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan củng cố mạng lưới cán bộ chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng trên địa bàn tỉnh. 

Trong đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tư vấn cung ứng các dịch vụ KHHGĐ được đặc biệt chú trọng và tập trung vào các địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao.

Chị Lưu Thị Minh,  thôn Ngòi Na, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng chia sẻ: Vợ chồng tôi có 2 con. Trong quá trình khám thai, sinh con, tiêm chủng, tôi luôn được các cán bộ y tế ở Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã tuyên truyền vận động chỉ sinh hai con để nuôi dạy cho tốt, cũng như thông tin, tư vấn về các biện pháp tránh thai hiện đại.

Với sự nỗ lực của ngành chức năng, tỷ suất sinh của Lạng Sơn đang từng bước được điều chỉnh giảm dần qua các năm. Năm 2023, tỷ suất sinh của tỉnh còn 2,13 con/phụ nữ, giảm 0,01 con/phụ nữ so với năm 2022, giảm 0,19 con/phụ nữ so với năm 2021...

Cán bộ y tế huyện Đồng Văn, Hà Giang tuyên truyền về chính sách dân số cho bà con tại xã Sủng Là
Cán bộ y tế huyện Đồng Văn, Hà Giang tuyên truyền về chính sách dân số cho bà con tại xã Sủng Là

Có thể thấy, triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh vực này kể từ năm 1961 đến nay.

Chất lượng dân số được cải thiện về mặt thể chất, trình độ văn hóa, sức khỏe sinh sản, giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Theo Kết quả Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023, tổng tỷ suất sinh năm 2023 đạt 1,96 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 112 bé trai/100 bé gái. Chiều cao đạt được của thanh niên Việt Nam 18 tuổi nam năm 2020 đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm), nữ năm 2020 đạt 156,2cm (năm 2010: 154,8cm)....

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, hiện nay công tác dân số vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Xuất hiện xu hướng mức sinh xuống thấp, tỷ số giới tính khi sinh vẫn còn ở mức cao... Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số ở các cấp đều bị cắt giảm nhiều; tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số ở cả Trung ương và địa phương còn biến động; kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW cho thấy nhiều nhóm mục tiêu, chỉ tiêu đạt thấp và sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2030.

Theo tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024 của Cục Dân số cho thấy 2/3 chỉ tiêu cơ bản không đạt kế hoạch được giao (Tổng tỷ suất sinh ước thực hiện năm 2024 là 1,95 con/phụ nữ, kế hoạch là 2,1 con; Tỷ số giới tính khi sinh 6 tháng đầu năm 2024 là 111,6 bé trai/100 bé gái, dự kiến không đạt chỉ tiêu đề ra (111,2 bé trai/100 bé gái).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, công tác dân số hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Xuất hiện xu hướng mức sinh xuống thấp, tỷ số giới tính khi sinh vẫn còn ở mức cao; tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) dự kiến không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra; 6/8 chỉ tiêu chuyên môn đạt tỉ lệ thấp và dự kiến không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm nếu không có giải pháp căn cơ, kịp thời, cố gắng, nỗ lực.

Năm 2024 là năm khởi đầu cho giai đoạn II thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác dân số trong tình hình mới.Ngày 15/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. 

Trong đó, yêu cầu Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân số, nhất là các giải pháp để duy trì mức sinh thay thế bền vững, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số...

Với nhiều giải pháp thiết thực việc triển khai thực hiện các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới, sẽ kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác dân số.

Đặc biệt,  hiện nay, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trước đây với mục tiêu chủ yếu là giảm sinh, nhưng hiện nay nội dung yêu cầu trong tình hình mới là “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, cần có logo ngành Dân số mới thay thế cho logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình, Cục Dân số đã phát động cuộc thi sáng tác logo mới. Từ đó, nhằm tìm ra logo thể hiện được nét đặc trưng, tính khái quát cao về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Tin nổi bật trang chủ
Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 19 phút trước
Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 37 phút trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 48 phút trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, tưởng như Malaysia sẽ có cuộc dạo chơi dễ dàng khi đối đầu với đội bóng yếu nhất bảng là Timor Leste. Tuy nhiên, những diến biến trên sân lại trái ngược hoàn toàn, khi Timor Leste đã khiến Malaysia gặp rất nhiều khó khăn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 7 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.