Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu: Nan giải trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc

PV - 11:07, 12/08/2019

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam, dù đã có nhiều nỗ lực trong ứng phó với BĐKH, nhưng các tỉnh trong vùng Tây Bắc luôn là khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bị thiệt hại nhiều nhất về người và tài sản.

Ảnh hưởng thiên tai nặng nề nhất

Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Tây Bắc. Một trong những nguyên nhân gây nghèo được xác định là do BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ và gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân trên địa bàn. Chỉ tính riêng 2 năm (2017- 2018), mưa lũ đã làm 40 người chết; 14 người mất tích, 25 người bị thương; gần 3.000 nhà bị ảnh hưởng; hàng trăm công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông bị thiệt hại nghiêm trọng với tổng mức thiệt hại ước tính gần 800 tỷ đồng.

Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với BĐKH trên địa bàn vẫn còn những khó khăn, do thiếu cơ chế phối hợp giữa cơ quan Trung ương với địa phương, giữa các địa phương trong khu vực…, cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu…

Mặc dù đã có nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH, tuy nhiên các tỉnh Tây Bắc vẫn chịu thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai gây ra. Mặc dù đã có nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH, tuy nhiên các tỉnh Tây Bắc vẫn chịu thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai gây ra.

“Để thực hiện có hiệu quả các điều ước Quốc tế về ứng phó BĐKH, tỉnh Lai Châu kiến nghị Trung ương phân bổ nguồn tài chính hằng năm cho tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường; bố trí vốn thực hiện các dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, lũ ống, lũ quét, sụt lún; nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành về lĩnh vực BĐKH”, ông Tính nêu rõ.

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn đặc biệt quan tâm thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với BĐKH bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức thực hiện các điều ước Quốc tế về BĐKH cho cán bộ, người dân trong tỉnh. Chủ động xây dựng nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai bằng nhiều giải pháp khác nhau, như, tỉnh đầu tư lắp đặt 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo sớm thiên tai gồm 4 cụm loa cảnh báo, 4 điểm đo mưa, 4 điểm đo lưu lượng nước.

Đáng chú ý, từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh đã bố trí sắp xếp ổn định được 7.434 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai; hoàn thành 32 dự án kè sông, suối biên giới có tổng chiều dài hơn 31km, tổng kinh phí đầu tư 1.569 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai luôn duy trì lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lên đến 10.000 người/năm ở tất cả các cấp, đảm bảo đủ lực lượng ứng cứu khi có sự cố thiên tai xảy ra…“Tuy nhiên, trước những diễn biến bất thường của thời tiết thì Lào Cai cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và tài sản”, Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong cho biết.

Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong cho biết thêm, năm 2016, do hoàn lưu cơn bão số 1, 2, 3 gây mưa to, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn nhiều tỉnh của Lào Cai đã làm 23 người chết và mất tích; thiệt hại về cơ sở vật chất gần 600 tỷ đồng. Hay như gần đây nhất vào năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 đợt thiên tai: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại… gây thiệt hại trên 690 tỷ đồng.

Xác định mục tiêu lớn để ưu tiên đầu tư ứng phó

Trong đợt giám sát của Đoàn công tác Ủy ban đối ngoại Quốc hội về việc ứng phó với BĐKH các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái mới đây, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban chỉ rõ: Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 5 điều ước quốc tế đa phương, 31 điều ước quốc tế song phương về chống BĐKH. Quá trình giám sát thực tế cho thấy, các địa phương đã có nhiều giải pháp chủ động, tích cực, dành nguồn kinh phí cần thiết để ứng phó như: Di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, xây kè sông, suối, lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo mưa… Tuy nhiên, các tỉnh vẫn còn chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra, điều này cho thấy những diễn biến bất thường của thời tiết trong những năm gần đây.

“Để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương cần tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách đã ban hành. Bởi đây sẽ làm cơ sở để sơ kết việc thực hiện điều ước Quốc tế về BĐKH. Trong các mục tiêu của lĩnh vực ứng phó, cần ưu tiên các mục tiêu lớn, quan trọng để thực hiện theo cam kết. Cần đưa ra chương trình hành động để có kế hoạch cụ thể, đánh giá quá trình thực hiện, qua đó đề xuất kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cần tìm ra những yếu kém rút kinh nghiệm, kiến nghị Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra, vừa ứng phó, vừa góp phần đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhân dân…”, ông Giàu nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 phút trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 5 phút trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 6 phút trước
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 7 phút trước
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi cồng chiêng, xoang thanh thiếu niên trường học

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi cồng chiêng, xoang thanh thiếu niên trường học

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 phút trước
Trong 2 ngày 25 - 26/4, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học lần thứ 2 năm 2024.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 9 phút trước
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 12 phút trước
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 13 phút trước
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 15 phút trước
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 17 phút trước
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).