Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thuần phục “thủy quái” trên sông Sêrêpốk

Lê Hường - 09:28, 14/02/2025

Dòng sông Sêrêpốk ban tặng cho đồng bào Mnông, Ê Đê ở Đắk Lắk nhiều sản vật quý, trong đó có những loài cá “khủng” chỉ thích sống ở những khúc sông nước chảy xiết, lắm thác ghềnh như loài cá lăng đuôi đỏ.

Các lăng đuôi đỏ được người dân thuần hóa nuôi trong ao nhà
Cá lăng đuôi đỏ được người dân thuần hóa nuôi trong ao nhà

Thuần hóa loài cá quý

Bao đời nay, đồng bào DTTS nơi đây chỉ câu, quăng lưới thông thường để bắt cá và bảo vệ dòng sông; tuy nhiên những năm gần đây, người dân khắp nơi đến đây săn cá theo kiểu tận diệt, các loài các quý trên sông dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân thuần hóa, nuôi ở những ao hồ nước tĩnh và đã thành công.

Từ nhỏ theo cha đi bắt cá trên sông Sêrêpốk, ông Y Hăn Bkrông ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk hiểu rõ đặc tính của từng loài cá trên sông.

Ông Y Hăn bảo: Loài cá lăng đuôi đỏ chỉ sống ở những khúc sông sâu, nơi nước chảy siết và có nhiều thác ghềnh. Trước đây, trên dòng sông này các loài cá nhiều vô kể, đặc biệt là cá lăng, không ít con có trọng lượng ngót cả tạ. Có lần tôi bắt được con cá lăng to như gốc cây rừng. Sau khi làm thịt cá, tôi làm lễ tế Yang (thần), rồi cắt cá chia thành từng khúc chia cho mọi người trong buôn. 

Đồng bào DTTS nơi đây bắt cá bằng cách thông thường để bảo vệ dòng sông như quăng lưới, phóng lao hoặc câu cá; tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người từ nơi khác đến săn cá, đánh bắt theo kiểu tận diệt, cùng với đó môi trường nước trên sông thay đổi, cá lăng ít dần, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Sinh sống bên dòng sông Sêrêpốk, chứng kiến nhiều đổi thay của dòng sông, một số người dân xã Hòa Phú đã đưa cá lăng đuôi đỏ về nuôi trong ao hồ nước tĩnh.

Cá lăng đưa về ao nuôi từ 2 năm trở lên mới thu hoạch
Cá lăng đưa về ao nuôi từ 2 năm trở lên mới thu hoạch

Ông Huỳnh Quốc Bài (SN 1964), trú thôn 5, xã Hòa Phú, Tp. Buôn Ma Thuột là một trong những người đầu tiên thuần hóa loài “thủy quái” trên dòng sông này. Ông mua cá giống từ những người đi câu, rồi mang về thả vào ao để nuôi. Sau thời gian theo dõi, ông vui mừng khi cá phát triển tốt.

 “Thời gian đầu, cá mới thích nghi môi trường nên phát triển chậm, nhưng đến năm thứ 2 khi đã quen môi trường trong ao hồ, cá phát triển mạnh, mỗi con cá đạt 2 - 3kg. Điều tôi nghiệm thấy, cá lăng đuôi đỏ rất dễ nuôi, kháng bệnh tốt, phù hợp với khí hậu địa phương. Cá ăn tạp, chủ yếu các loài động vật nhỏ như lòng tong, tôm tép, cua… gia đình tôi thường mua lòng gà, heo về nấu cho cá để tăng lượng đạm”, ông Bài chia sẻ.

Tích lũy kinh nghiệm nhiều năm, gia đình ông Bài dần mở rộng diện tích ao nuôi cá lăng. Mỗi lứa cá ông nuôi khoảng 2 năm, trọng lượng từ 3kg trở lên. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch 6 - 7 tạ cá lăng đuôi đỏ, bán với giá 320.000 - 350.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

Nâng tầm giá trị loài cá đặc sản

Từ thành công ban đầu thuần phục loài cá quý, nhiều hộ dân ở xã Hòa Phú mạnh dạn đầu tư, đưa giống cá lăng đuôi đỏ làm vật nuôi chính trong ao, hồ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2021, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Phú Xanh được thành lập, trong đó có nhiều hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ tham gia liên kết. Tham gia liên kết với Hợp tác xã, nông dân có điều kiện thuận lợi trao đổi kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm cá lăng đuôi đỏ và có đầu ra ổn định.

Nhiều ngư dân địa phương đánh bắt cá trên sông
Nhiều ngư dân địa phương đánh bắt cá trên sông

Điển hình, từ đầu tư nuôi cá lăng đuôi đỏ năm 2021, đến nay gia đình anh Lê Văn Kiên (SN 1985) trú thôn 5, xã Hòa Phú đã có 5 ao nuôi, với diện tích 1,5ha và trở thành hộ gia đình có diện tích ao hồ nuôi cá lăng lớn nhất xã. 

Anh Kiên cho biết: Để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển, ngoài việc chăm lo thức ăn đầy đủ, tôi thiết kế hệ thống đường ống để duy trì lượng nước ra vào hồ thường xuyên. Bởi lượng nước trong hồ càng sâu càng phù hợp với cá lăng, cá sẽ lớn nhanh nên tôi luôn giữ mức nước trong hồ ổn định quanh năm.

Năm 2022, gia đình anh bắt đầu thu hoạch cá lăng đuôi đỏ để bán. Từ năm 2024 đến nay, gia đình anh đã xuất bán khoảng hơn 300 con cá lăng đuôi đỏ, với tổng sản lượng hơn 1 tấn. Với sản lượng thu hoạch cá như vậy, hằng năm gia đình anh thu gần 300 triệu đồng.

Thời gian qua, ngư dân địa phương vẫn quăng chài lưới đánh bắt cá trên sông, trong đó có cá lăng đuôi đỏ bán cho các hộ gia đình nuôi cá. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường nước và việc khai thác cá nên lượng cá lăng đuôi đỏ tự nhiên còn rất ít.

Chủ tịch UBND xã Hòa Phú Nguyễn Hữu Toàn cho biết: Bên cạnh các hoạt động đánh bắt cá truyền thống trên sông Sêrêpốk, trên địa bàn xã có khoảng hơn 10 hộ dân mạnh dạn đầu tư ao hồ, với tổng diện tích hơn 10ha để nuôi cá lăng đuôi đỏ. Các hộ dân này mua giống của người đánh bắt cá tự nhiên trên sông về thuần phục ở vùng nước tĩnh. Mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ không chỉ góp phần giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Nâng tầm giá trị loài cá quý sông Sêrêpốk, hai doanh nghiệp trên địa bàn xã đã đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến các sản phẩm từ cá lăng đuôi đỏ. Trong đó, có một doanh nghiệp đã đăng ký OCOP 3 sao và được công nhận năm 2024. Xã Hòa Phú cũng đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp ở xã Hòa Khánh (Tp. Buôn Ma Thuột), hỗ trợ giống cá lăng đuôi đỏ cho 6 hộ dân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm gắn với du lịch cộng đồng.

Hiện nay, xã đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm. Mô hình được áp dụng vào Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hòa Phú Xanh, nhằm tạo sản phẩm chất lượng và thu hút du khách đến địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mô hình HTX trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo

Mô hình HTX trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo

Trong những năm gần đây, mô hình Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác sản xuất thực sự đã trở thành “bà đỡ” giúp nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với vùng DTTS, chính quyền địa phương ở Quảng Trị có nhiều chính sách để thúc đẩy mô hình kinh tế tập thể này phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Phóng sự - Lê Hường - 10 phút trước
Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung: Góp sức giữ nghề truyền thống (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, ở các bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, những năm qua, trong nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, nhiều Người có uy tín ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp sức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống để nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tốt đẹp của đồng bào DTTS luôn "sống" mãi với thời gian.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung : "Hạt nhân’" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng(TPCN) trong khám, chữa bệnh.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - 23:41, 20/04/2025
Ngày 20/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam". Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Thời sự - Tào Đạt - 23:32, 20/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thời sự - PV - 19:30, 20/04/2025
Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ Dự án này và khẩn trương triển khai Dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:59, 20/04/2025
Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:53, 20/04/2025
Việc ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục và y tế trong khuôn khổ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bao DTTS không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, mà còn là chiến lược phát triển con người toàn diện. Điều này nhằm tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tiến bộ, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng DTTS.