Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thừa Thiên Huế: Tập trung triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

Minh Thu thực hiện - 09:23, 08/07/2022

Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được tỉnh Thừa Thiên Huế tích cực triển khai thực hiện. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

PV: Kết quả thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua đã góp phần thúc đẩy KT-XH vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Trăng: Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành và địa phương; sự nỗ lực, quyết tâm của các cán bộ công chức làm công tác dân tộc ở các cấp; Ban Dân tộc với vai trò là cơ quan tham mưu về công tác dân tộc, luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, các nhiệm vụ trọng tâm đều được hoàn thành, từ đó góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nói riêng và các chính sách an sinh xã hội nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Có thể khẳng định: Việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong thời gian vừa qua đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bộ mặt nông thôn miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn được ổn định và ngày càng cải thiện so với những năm trước đây. Các chương trình, chính sách như: Chương trình 135, Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các gia đình chính sách, đồng bào DTTS theo Quyết định 2085/QĐ-TTg Chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg... phát huy có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm còn 16,40% (so với năm 2016: 33,71%, bình quân mỗi năm giảm 3 - 4%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016).

PV: Chương trình MTQG đã được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện như thế nào, có khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Trăng: Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định thực hiện Chương trình MTQG là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, cũng như góp phần cùng các địa phương khác trong cả nước thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các Chương trình MTQG đã được Quốc hội quyết nghị. Đến nay, Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo. UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; ban hành Quyết định về thành lập Văn phòng điều phối Chương trình MTQG tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030.

Ông Hồ Xuân Trăng (bìa phải) thăm nắm tình hình, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Ông Hồ Xuân Trăng (bìa phải) thăm nắm tình hình, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ban Dân tộc phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hoàn thiện dự thảo Tờ trình ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025; hoàn thiện phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 4 của HDND tỉnh. 

Ban Dân tộc với vai trò là cơ quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu “Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030”. Đến nay, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã cho ý kiến để chỉ đạo hoàn thiện đề án, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Tham mưu Kế hoạch thực hiện Chương MTQG tỉnh Thừa Thiên Huế; chỉ đạo các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi rà soát, thống nhất danh mục, chuẩn bị đầu tư; trên cơ sở dự kiến kinh phí chương trình, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành phân khai vốn giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022 với các nội dung, hạng mục cụ thể.

Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn có một số khó khăn, vướng mắc, cần sớm được tháo gỡ, như: Nhiều bộ, ngành chưa có thông tư, hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung của Chương trình. Kinh phí sự nghiệp dự kiến phân bổ trong kế hoạch năm 2021 và 2022 ở một số dự án, tiểu dự án lớn, khó giải ngân hết trong thời gian còn lại trong năm 2022. Thời gian còn lại trong năm 2022 để triển khai rất ít, chủ yếu là mùa mưa nên dự báo tiến độ triển khai các hoạt động của các tiểu dự án, dự án ở thực địa là khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của Chương trình, nhất là các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp và công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.

PV: Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra những mục tiêu và giải pháp gì, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Trăng: Hiện, tỉnh đã và đang phát huy mọi tiềm lực và lợi thế của miền núi để tiếp tục xây dựng phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển dịch vụ và du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở vùng DTTS và miền núi. Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại dược liệu cho công nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, công nghiệp dược hóa và dùng trong y học cổ truyền; gắn với công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Chú trọng ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển của đồng bào DTTS và miền núi và xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS và miền núi. Lồng ghép thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến công thông qua việc tổ chức các lớp dạy nghề cho thành viên các HTX và người lao động ở vùng DTTS và miền núi, giúp cho đồng bào có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế tập thể, HTX ở các vùng DTTS và miền núi.

Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS tại cơ sở
Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS tại cơ sở

Đồng thời, tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh DTTS; thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tiếp tục phối hợp thực hiện kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo; thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS, hộ nghèo. Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc bao gồm tiếng nói, dân ca, dân vũ, lễ hội, nhà truyền thống, nghề dệt zèng, đan lát…

Tỉnh sẽ tiếp tục có các chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư trực tiếp hoặc liên kết sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo mục tiêu đến năm 2030 như: Hỗ trợ người lao động học nghề, tư vấn, định hướng đào tạo nghề đang có nhu cầu tại địa phương, quan tâm hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

PV: Ông có đề xuất, kiến nghị gì với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH ở vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế?

Ông Hồ Xuân Trăng: Để Chương trình MTQG sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH ở vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị các bộ, ban ngành chủ quản Chương trình MTQG sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn quá trình triển khai thực hiện, để có các biện pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, vì mục tiêu phát triển bền vững KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 1 phút trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch bốn phương - Phương Ly - 7 phút trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 12 phút trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"hopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hình ảnh những chiếc VF 8 mui trần đi giữa rừng cờ đỏ sao vàng là khoảnh khắc ấn tượng và đầy tự hào trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Du lịch - Ngọc Ánh (T/h) - 1 giờ trước
Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.