Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

PV - 06:15, 24/04/2025

Tối 23/4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về biến đổi khí hậu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về biến đổi khí hậu tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Hội nghị còn có sự tham dự của 16 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, Chủ tịch các tổ chức khu vực như ASEAN, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Liên minh các quốc gia đảo nhỏ, Cộng đồng Caribe.

Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế bày tỏ lo ngại các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu đối với an ninh, phát triển và cuộc sống của con người và cho rằng cộng đồng quốc tế cần hành động quyết liệt hơn nữa, trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, các nước phát triển cần đi đầu trong huy động tài chính cho khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Các đại biểu bày tỏ quyết tâm đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương dựa trên luật pháp quốc tế trong tăng cường hợp tác, đoàn kết quốc tế để đạt các mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu năm 2015 và bảo đảm quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra một cách công bằng.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nhấn mạnh, năng lượng tái tạo là sự lựa chọn của tương lai và phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, kêu gọi các nước nộp Đóng góp do quốc gia tự quyết định phù hợp với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C, kêu gọi xây dựng lộ trình hướng tới đạt mục tiêu huy động 1.300 tỷ USD/năm vào năm 2035 để hỗ trợ các nước đang phát triển, và đóng góp đầy đủ cho Quỹ Tổn thất và thiệt hại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị cấp cao trực tuyến về biến đổi khí hậu ở điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị cấp cao trực tuyến về biến đổi khí hậu ở điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Trên cương vị nước đăng cai Hội nghị lần thứ 30 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu vào cuối năm nay, Tổng thống Brazil khẳng định Brazil sẽ nỗ lực hết mình để Hội nghị mang lại các kết quả cụ thể và kêu gọi các quốc gia có cách tiếp cận tham vọng trong giải quyết vấn đề khí hậu phù hợp với hoàn cảnh phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng biến đổi khí hậu đã là thực tại khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến mọi quốc gia, mọi người dân, nhưng các hành động khí hậu vẫn còn cách rất xa các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đặc biệt là về tài chính khí hậu và cam kết về giảm phát thải khí nhà kính.

Để xử lý hiệu quả các thách thức đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần có tư duy, cách tiếp cận mới mang tính toàn cầu, toàn diện, toàn dân, bao trùm, đồng thời cần tăng cường quyết tâm, nỗ lực và hành động quyết liệt, có giải pháp đột phá và thực thi hiệu quả hơn.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia cần đoàn kết, hợp tác, đề cao chủ nghĩa đa phương, bảo đảm công bằng, công lý và chung tay cùng hành động với các cơ chế hợp tác cụ thể, thực chất, khả thi, khơi thông, giải phóng các nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Khẳng định Việt Nam coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của thời đại, là lời kêu gọi từ trái tim phải hành động ngay, hành động quyết liệt và hành động với trách nhiệm cao nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược, động lực đột phá và ưu tiên hàng đầu, lấy con người làm trung tâm, để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, kiên quyết “không hy sinh bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Chia sẻ về việc Việt Nam đang khẩn trương thực hiện các hành động khí hậu một cách đồng bộ, toàn diện, có lộ trình, kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ cho biết Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý cần thiết cho chuyển đổi xanh, bao gồm Quy hoạch quốc gia, quy hoạch tổng thể năng lượng, các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành mũi nhọn, các văn bản tháo gỡ khó khăn với nhiều cơ chế mới, đột phá trong lĩnh vực năng lượng, cũng như các đề án hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương và người dân ở các khu vực bị thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Thủ tướng nhấn mạnh dù là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam đã bước đầu đạt một số kết quả tích cực, như là quốc gia đi đầu trong cung ứng năng lượng tái tạo tại ASEAN, là điển hình tốt, được quốc tế đánh giá cao về thúc đẩy nông nghiệp xanh bền vững, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hầu hết các cơ chế đa phương và sáng kiến lớn về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng.

Cam kết kiên định với mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần 3 sẵn sàng là “sẵn sàng tham gia, sẵn sàng đồng hành, sẵn sàng dẫn dắt”, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên chặng đường phát triển xanh và bền vững sắp tới.

Cuối cùng, Thủ tướng đề nghị các đối tác quốc tế tập trung hỗ trợ Việt Nam về tài chính, chia sẻ công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế, quản trị xanh để thực hiện hiệu quả các cam kết đề ra, góp phần vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của Thoả thuận Paris.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 3 phút trước
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị TP. Hồ Chí Minh kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo; tiếp tục chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, quyết tâm đưa các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thoát nghèo bền vững.
Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Sau nhiều ngày người dân bức xúc phản đối, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện hệ thống ống ngầm xả thải trái phép ra môi trường, gây ô nhiễm, từ một trang trại lợn quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy.
Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 1/7 tới, chủ hộ kinh doanh sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2024.
Chuẩn bị sẵn sàng để bộ máy hành chính TP. Hồ Chí Minh mới vận hành từ ngày 1/7

Chuẩn bị sẵn sàng để bộ máy hành chính TP. Hồ Chí Minh mới vận hành từ ngày 1/7

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh mới được hình thành từ sáp nhập với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ chính thức vận hành từ 1/7, với diện tích 6.772 km2, dân số trên 14 triệu người.
Kết nối di sản Chăm: Ninh Thuận và Quảng Nam cùng kể chuyện văn hóa

Kết nối di sản Chăm: Ninh Thuận và Quảng Nam cùng kể chuyện văn hóa

Tin tức - Hồng Phúc - Văn Sơn - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện “Những ngày Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Quảng Nam 2025”, sáng 17/6, tại Tp. Tam Kỳ, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc và Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận tổ chức trưng bày chuyên đề: “Văn hóa Chăm Ninh Thuận - Quảng Nam” và “Bảo vật Quốc gia - Tinh hoa di sản xứ Quảng”.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Luật Nhà giáo quy định nhà giáo công tác ở vùng DTTS và miền núi được hưởng lương, trợ cấp cao hơn

Luật Nhà giáo quy định nhà giáo công tác ở vùng DTTS và miền núi được hưởng lương, trợ cấp cao hơn

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo với đa số đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Phân bổ đủ ngân sách, đủ nguồn lực cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS

Phân bổ đủ ngân sách, đủ nguồn lực cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chi tiết danh sách 168 đơn vị hành chính cấp xã của TP. Hồ Chí Minh mới

Chi tiết danh sách 168 đơn vị hành chính cấp xã của TP. Hồ Chí Minh mới

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Sau khi sắp xếp, TP. Hồ Chí Minh có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu.