Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Các nước phải có thực lực để tự chủ chiến lược

PV - 12:05, 26/02/2025

Sáng 26/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo các nước dự Phiên Toàn thể cấp cao Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025. Tại đây, Thủ tướng đã chia sẻ về nhiều vấn đề mang tính chiến lược với ASEAN và thế giới như tự chủ chiến lược, duy trì trật tự dựa trên luật lệ, ứng phó các thách thức liên quan biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo, cũng như vai trò, đóng góp của Việt Nam.

Sáng 26/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo các nước dự Phiên Toàn thể cấp cao Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 26/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo các nước dự Phiên Toàn thể cấp cao Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Phiên Toàn thể có Tổng thống Timor Leste José Ramos-Horta; Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch ASEAN 2025 Anwar bin Ibrahim; Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.

Trong các bài phát biểu tại đây, Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đều đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025; khẳng định chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" rất phù hợp với bối cảnh quốc tế hiện nay.

ASEAN cần nghiên cứu, tham khảo những bài học của Việt Nam

Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim đánh giá trong bối cảnh thế giới và khu vực đang ở ngã rẽ quan trọng, một thời điểm then chốt trong lịch sử ASEAN và thế giới, một hiện trạng mới đang định hình, do đó Diễn đàn có vai trò rất quan trọng.

Diễn đàn Tương lai ASEAN năm nay có hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó có trên 230 đại biểu quốc tế, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Diễn đàn Tương lai ASEAN năm nay có hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó có trên 230 đại biểu quốc tế, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện ASEAN vẫn là khu vực hòa bình, an toàn, tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới; ASEAN đang tiến vào kỷ nguyên mới, đổi mới và chuyển mình. Tuy nhiên, trong cạnh tranh và chia rẽ, nhất là cạnh tranh thương mại, rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng, mang lại cả cơ hội và thách thức, Thủ tướng Malaysia cho rằng ASEAN "phải tỏa sáng như ngọn đèn hy vọng", củng cố vai trò trung tâm, tăng cường đoàn kết giữa các thành viên, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, duy trì vị thế trong thương mại toàn cầu, phát triển kinh tế xanh…

Ông cho biết Malaysia và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, góp phần thúc đẩy điều này. Đặc biệt, Thủ tướng Malaysia cho rằng ASEAN cần nghiên cứu, tham khảo những bài học của Việt Nam, nhất là trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. ASEAN phải phát triển quan hệ thực chất, cân bằng với các cường quốc cũng như với các nước khác; tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Đồng thời, bày tỏ ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Malaysia cho biết rất muốn được tới thăm địa điểm nổi tiếng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim đánh giá trong bối cảnh thế giới và khu vực đang ở ngã rẽ quan trọng, một thời điểm then chốt trong lịch sử ASEAN và thế giới, một hiện trạng mới đang định hình, do đó Diễn đàn có vai trò rất quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim đánh giá trong bối cảnh thế giới và khu vực đang ở ngã rẽ quan trọng, một thời điểm then chốt trong lịch sử ASEAN và thế giới, một hiện trạng mới đang định hình, do đó Diễn đàn có vai trò rất quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông cũng đánh giá cao sức sống mạnh mẽ, nỗ lực kiên cường và những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt tăng trưởng GDP hơn 7% trong năm 2024, triển khai đường lối ngoại giao đặc sắc. Việt Nam đã tạo nên câu chuyện thành công với xuất phát điểm từ nghèo khó, tạo ra được tăng trưởng kinh tế và của cải dồi dào, hướng tới trở thành quốc gia hiện đại, tiên tiến.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là động cơ phát triển kinh tế thương mại thế giới nhưng cũng là điểm nóng cạnh tranh.

Ông cho rằng cần đề cao tham vấn, đối thoại, các nguyên tắc và luật lệ để phòng ngừa, quản lý rủi ro, ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đồng thời cho rằng vai trò này cần luôn luôn cập nhật, thích ứng tình hình.

Đánh giá ASEAN là khu vực năng động nhất thế giới, Thủ tướng New Zealand cho biết nước này cam kết duy trì và tăng cường hợp tác, cải thiện quan hệ với ASEAN, với nhiều cơ hội hợp tác rất lớn về thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân, hợp tác phát triển và an ninh quốc phòng.

Đánh giá ASEAN là khu vực năng động nhất thế giới, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết nước này cam kết duy trì và tăng cường hợp tác, cải thiện quan hệ với ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đánh giá ASEAN là khu vực năng động nhất thế giới, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết nước này cam kết duy trì và tăng cường hợp tác, cải thiện quan hệ với ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Chúng tôi đánh giá cao, cảm ơn Việt Nam trong vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN – New Zealand. Chúng tôi muốn nâng cấp quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược toàn diện và không bao giờ lơi là mối quan hệ này", ông nói.

Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng New Zealand và Tổng thống Timor Leste đã có cuộc trao đổi hỏi đáp cấp cao.

Những khía cạnh của "tự chủ chiến lược"

Trả lời câu hỏi về ý nghĩa của tự chủ chiến lược với ASEAN và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết cảm ơn các nhà lãnh đạo đã tham dự Diễn đàn, với các phát biểu mang tính tạo động lực, truyền cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng New Zealand và Tổng thống Timor Leste trao đổi hỏi đáp cấp cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng New Zealand và Tổng thống Timor Leste trao đổi hỏi đáp cấp cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định, với bất cứ quốc gia nào, tổ chức nào cũng cần đặt vấn đề về tự lực, tự cường, chủ động chiến lược, thể hiện qua một số khía cạnh.

Về quan hệ đối ngoại, phải luôn giữ thế cân bằng, đối xử công bằng, hữu nghị với các đối tác, tạo môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, dựa trên luật lệ.

Cùng với đó, phải có thực lực, kinh tế phải phát triển, nếu kinh tế không phát triển thì sẽ bị tụt hậu, không tự chủ chiến lược được.

Thứ ba, quốc phòng, an ninh phải được củng cố, tăng cường phù hợp tình hình, tất nhiên để củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh thì kinh tế phải phát triển.

Thứ tư, về xã hội, chính sách xã hội bảo đảm công bằng, tiến bộ trong một xã hội văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người yếu thế trên nguyên tắc là không để ai bị bỏ lại phía sau, phát triển nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn các nhà lãnh đạo đã tham dự Diễn đàn, với các phát biểu mang tính tạo động lực, truyền cảm hứng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn các nhà lãnh đạo đã tham dự Diễn đàn, với các phát biểu mang tính tạo động lực, truyền cảm hứng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, phải phát triển văn hóa, củng cố bản sắc, phát huy nội lực, bởi văn hóa là sức mạnh nội sinh, nguồn lực bên trong. Thủ tướng Phạm Minh Chính lấy ví dụ, như Thủ tướng Malaysia đã đề cập, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, phát huy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích.

Bổ sung, chia sẻ thêm sau phần trả lời của Thủ tướng Malaysia trước câu hỏi của một đại biểu trẻ về vai trò trung tâm của ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trước hết mỗi nước trong ASEAN phải có chính sách, hành động hiệu quả cho hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới; rồi chúng ta tổng hòa hiệu quả từ các nước trong ASEAN để tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nước, các khu vực khác.

Để phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, Thủ tướng cho rằng ASEAN không những tham gia, ủng hộ các giải pháp, diễn đàn mang lại hòa bình, hợp tác, phát triển, mang lại hạnh phúc, ấm no cho người dân mà còn phải góp phần dẫn dắt cuộc chơi đi đến kết quả cao nhất.

Thủ tướng nêu rõ, cần phát huy vai trò trung tâm của ASEAN dựa trên nền tảng quan hệ hợp tác, đối tác với 25 quốc gia, nhất là các nước lớn, các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; qua đó tăng cường vai trò của ASEAN với các vấn đề nổi lên như chiến tranh và hòa bình, xử lý xung đột, xóa đói giảm nghèo, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo…

Thủ tướng nêu rõ, cần phát huy vai trò trung tâm của ASEAN dựa trên nền tảng quan hệ hợp tác, đối tác với 25 quốc gia, nhất là các nước lớn, các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, cần phát huy vai trò trung tâm của ASEAN dựa trên nền tảng quan hệ hợp tác, đối tác với 25 quốc gia, nhất là các nước lớn, các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, các bạn trẻ cần học tập, nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, có tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận trong giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, thanh thoát nhất, mang lại lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng các quốc gia và thế giới. Thủ tướng mong các bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu và mỗi bạn trẻ phải là một sứ giả của hòa bình, của sự phát triển và thịnh vượng cho mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, cho bản thân mình và cho thế giới này.

Thiết kế luật lệ, tôn trọng luật lệ và thực hiện có hiệu quả

Trả lời câu hỏi về luật lệ trong quan hệ quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quản trị quốc gia và thế giới đều phải dựa trên luật lệ, chúng ta phải thiết kế luật lệ, tôn trọng luật lệ và thực hiện có hiệu quả.

Chia sẻ về khái niệm "trật tự dựa trên luật lệ", Thủ tướng cho rằng, Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế về điều này đã rõ, với một số nội dung cơ bản.

Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim trao đổi tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Malaysia Anwar bin Ibrahim trao đổi tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, luật lệ phải tôn trọng quyền con người, con người sinh ra có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là những quyền mà không ai có thể xâm phạm được để con người có thể phát triển tự do, bình đẳng, đáp ứng yêu cầu chung của các dân tộc cũng như mỗi con người.

Thứ ba, chúng ta sống phải yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau với nguyên tắc bình đẳng, tất cả đều phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cụ thể hơn tại ASEAN, Thủ tướng cho biết ASEAN cũng có các luật lệ, nguyên tắc như đoàn kết, thống nhất trong đa dạng; trung lập, vì lợi ích chung; tôn trọng các nước khi đóng góp tích cực cho ASEAN phát triển; ứng xử linh hoạt với các vấn đề nhạy cảm của khu vực và quốc tế; giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển, mang lại hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực, mang lại lợi ích cho người dân sống trong ấm no và hạnh phúc.

Thủ tướng cho biết đây là những nguyên tắc mà các nước ASEAN đều chia sẻ, thống nhất và hằng năm các nhà lãnh đạo đều gặp nhau, thảo luận để làm sao năm sau làm tốt hơn năm trước, Nhân dân ấm no, hạnh phúc hơn năm trước.

Tổng thống Timor Leste José Ramos-Hort trao đổi tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng thống Timor Leste José Ramos-Hort trao đổi tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Con người phải thích ứng, chiến thắng mặt trái của công nghệ thông tin

Trả lời câu hỏi về bảo đảm an ninh mạng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng mọi sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo nói riêng đều có mặt trái mà chúng ta phải thích ứng, trong đó mặt trái của công nghệ thông tin là vấn đề an ninh mạng.

Cho rằng trí tuệ nhân tạo được phát triển từ trí tuệ của con người, Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta phải có giải pháp để thích ứng, chiến thắng mặt trái của công nghệ thông tin cũng như mặt trái của trí tuệ nhân tạo, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo.

Thủ tướng cho rằng việc Việt Nam được Liên Hợp Quốc chọn làm điểm đăng cai lễ ký Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) sắp tới đã cho thấy vai trò của Việt Nam, cũng như sự thích ứng của Việt Nam trong vấn đề an ninh mạng và có thể là các vấn đề liên quan trí tuệ nhân tạo.

Với các bạn trẻ, Thủ tướng kêu gọi các bạn trẻ tham gia giữ gìn thế giới này để có cuộc sống sáng, xanh, sạch, đẹp cho bản thân mình, cho cộng đồng, cho khu vực và toàn nhân loại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Với các bạn trẻ, Thủ tướng kêu gọi các bạn trẻ tham gia giữ gìn thế giới này để có cuộc sống sáng, xanh, sạch, đẹp cho bản thân mình, cho cộng đồng, cho khu vực và toàn nhân loại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trả lời câu hỏi của một đại biểu trẻ về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thế giới đối mặt nhiều vấn đề khó khăn như già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu cực đoan.

Về quan điểm giải quyết, Thủ tướng cho rằng biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, bao trùm.

Về giải pháp, phải đề cao đoàn kết quốc tế, tất cả chung tay cùng giải quyết, vì không quốc gia nào giải quyết được một mình. "Thế giới phát triển không đồng đều, có nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước phát triển giúp các nước đang phát triển, chậm phát triển về 5 lĩnh vực: Xây dựng thể chế, chuyển giao công nghệ, ưu đãi tài chính, đào tạo nhân lực và quản trị thông minh trong điều kiện hiện nay", Thủ tướng chia sẻ.

Với các bạn trẻ, Thủ tướng kêu gọi các bạn trẻ tham gia giữ gìn thế giới này để có cuộc sống sáng, xanh, sạch, đẹp cho bản thân mình, cho cộng đồng, cho khu vực và toàn nhân loại.

Về một số nỗ lực, đóng góp của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang phát triển năng lượng xanh, giao thông xanh, nông nghiệp xanh, bán tín chỉ carbon, khuyến khích trồng rừng. Đặc biệt, Việt Nam đang triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL, đây là dự án lớn đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này, đóng góp phát triển nông nghiệp xanh và bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

*Sau khi lắng nghe Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng New Zealand và Tổng thống Timor Leste trả lời các câu hỏi, chia sẻ thêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam luôn ủng hộ vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia, mong các ý tưởng lớn của Thủ tướng Malaysia – Chủ tịch ASEAN 2025 sẽ được chia sẻ, thực hiện và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là tìm ra được giải pháp cho những vấn đề khó khăn, thách thức của khu vực.

Với Timor Leste, Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ Timor Leste sớm trở thành thành viên của ASEAN.

Với New Zealand, Thủ tướng cho biết Việt Nam ủng hộ việc nâng cấp quan hệ của nước này với ASEAN. Hiện Thủ tướng New Zealand đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam để đưa quan hệ lên tầm cao mới. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn New Zealand đã hỗ trợ đào tạo nhân lực cho Việt Nam, nhất là về tiếng Anh, đặc biệt trong những lúc Việt Nam bị cấm vận trước đây.

Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) là sáng kiến được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 (Jakarta, Indonesia, tháng 9/2023). Tiếp nối thành công của Diễn đàn lần thứ nhất năm 2024, Diễn đàn năm nay với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" với sự góp mặt của đông đảo lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, lãnh đạo các ban, bộ, ngành và địa phương của Việt Nam cùng nhiều học giả uy tín trong và ngoài nước.

Diễn đàn năm nay có hơn 600 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó có trên 230 đại biểu quốc tế, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2024. Đặc biệt, Diễn đàn năm nay vinh dự có sự hiện diện của Tổng thống Timor Leste José Ramos-Horta, Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch ASEAN 2025 Dato' Seri Anwar bin Ibrahim, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn; cùng thông điệp ghi hình của Thủ tướng Thái Lan, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc; trên 10 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các nước tham dự trực tiếp và gửi thông điệp ghi hình, 160 đại biểu ngoại giao đoàn (trong đó có 40 Đại sứ), và 230 đại biểu trong nước (gồm 20 lãnh đạo bộ, ngành, 10 lãnh đạo tỉnh, thành phố). Đây là những "con số biết nói", thể hiện sự quan tâm, hưởng ứng của các quốc gia thành viên ASEAN cũng như bạn bè quốc tế đối với AFF.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – trách nhiệm từ trái tim: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi" (Bài cuối)

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Những

Những "cánh chim” đầu đàn ở vùng Tây Duyên hải miền Trung : "Hạt nhân’" kinh tế giữa bản, làng (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước
Không chỉ thể hiện vai trò trách nhiệm là cầu nối tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng, những năm qua lực lượng Người có uy tín khắp cả nước đã góp sức thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, nhất là đi đầu trong phát triển kinh tế. Nếu có dịp đến với vùng Tây Duyên hải miền Trung, sẽ không khó để bắt gặp những tấm gương Người có uy tín điển hình, đi đầu trong lao động sản xuất, góp phần làm khởi sắc những miền đất khó.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 phút trước
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

Sức khỏe - Minh Nhật - 13 phút trước
Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng(TPCN) trong khám, chữa bệnh.
Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định ý nghĩa Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - 23:41, 20/04/2025
Ngày 20/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam". Đây là hoạt động trọng điểm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Thời sự - Tào Đạt - 23:32, 20/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ – Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam tới cảng Hòn Khoai

Thời sự - PV - 19:30, 20/04/2025
Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ Dự án này và khẩn trương triển khai Dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:59, 20/04/2025
Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 17:53, 20/04/2025
Việc ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục và y tế trong khuôn khổ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bao DTTS không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, mà còn là chiến lược phát triển con người toàn diện. Điều này nhằm tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tiến bộ, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng DTTS.
Gia Lai: Tập trung nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tập trung nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT vùng đồng bào DTTS

Giáo dục - Hòa Bình - 17:42, 20/04/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có sự thay đổi, vì vậy, các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặc biệt các trường dân tộc nội trú, trường có đông học sinh DTTS theo học đang tích cực chuẩn bị đầy đủ điều kiện, nhất là kiến thức, tâm thế cho học sinh vững tin vượt vũ môn.
Xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập - Khó khăn không ít

Xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập - Khó khăn không ít

Xã hội - An Yên - 17:41, 20/04/2025
Hàng nghìn cơ sở nhà đất buộc phải sắp xếp lại sau tinh giảm, sáp nhập bộ máy hành chính, việc xử lý sắp xếp này ở tỉnh Nghệ An đang bộc lộ không ít khó khăn, đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, khoa học.