Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, xuất khẩu 70 tỷ USD trong năm 2025

PV - 19:20, 27/12/2024

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp đạt 3,5 - 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD, để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 27/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết, triển khai kế hoạch năm tới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cùng tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thế mạnh hàng đầu, niềm tự hào của Việt Nam

Theo các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, của Bộ Nông nghiệp và Phát tri

ển nông thôn, năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp trước những khó khăn, thách thức từ các "tình huống bất thường", vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng; khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt kết quả tích cực, bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, của lãnh đạo chủ chốt để triển khai quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, pháp luật, kịp thời tháo gỡ "điểm nghẽn" trong chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án giao thông, năng lượng trọng điểm, khơi thông nguồn lực, phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc để triển khai thực hiện một số chương trình, đề án, dự án lớn có tính đột phá bao trùm, tiêu biểu là Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 3,5-4% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3,5-4% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nông nghiệp phát triển ổn định, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, duy trì được tăng trưởng xuất khẩu; thực hiện chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tăng trưởng, phát triển ngành đạt các con số cao kỷ lục.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành năm 2024 khoảng 3,3% (cao hơn mức Chính phủ giao: 3-3,2%). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 62,5 tỷ USD, thặng dư thương mại 17,9 tỷ USD; tạo lập mức kỷ lục mới cả về tổng kim ngạch xuất khẩu và thặng dư thương mại (chiếm khoảng 72% thặng dư thương mại toàn nền kinh tế).

Ngành đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường. Đã tập trung khai thác hiệu quả việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU; phát triển thị trường mới Halal, châu Phi...

Việc phê duyệt, triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường lớn (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU) từ năm 2023, kết hợp triển khai các giải pháp mở cửa thị trường mới còn nhiều tiềm năng và đàm phán, ký kết các đơn hàng mới trong năm 2024 đã có hiệu quả.

Đơn cử trong năm 2024, Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, thị trường có giá trị cao và nhu cầu lớn. Đây là một bước tiến khi trong thời gian qua, trái cây Việt Nam phần nhiều còn xuất khẩu qua đường biên mậu, tiểu ngạch và trực tiếp vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc giáp với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam.

Cùng với đó, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) phát triển mạnh mẽ (số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên đạt trên 14.600 sản phẩm, tăng trên 3.500 sản phẩm so với năm 2023).

Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện đột phá chiến lược phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai đã có nhiều chuyển biến tích cực, kịp thời, góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Một số công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trọng điểm được hoàn thành, kịp thời đưa vào sử dụng (như công trình chính Cống âu Nguyễn Tấn Thành, tỉnh Tiền Giang).

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, trong đối ngoại cả song phương và đa phương, nông nghiệp là một trong những ngành thế mạnh hàng đầu để Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế, đóng góp trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu, cũng là niềm tự hào của Việt Nam về tăng trưởng và phát triển.

Trong đối ngoại cấp cao, các nước đều bày tỏ ngưỡng mộ với sự phát triển của ngành Nông nghiệp của Việt Nam. Như trong cơ chế hợp tác G20 với những nền kinh tế hàng đầu thế giới, nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất mà chúng ta luôn luôn được G20 đề xuất hợp tác và có cơ chế hợp tác thường xuyên; các nước G20 mong chúng ta tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu để bảo đảm an ninh lương thực.

Bộ Ngoại giao đề xuất cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và triển khai công tác ngoại giao nông nghiệp trong năm 2025.

Biến không thành có, biến khó thành dễ

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn, đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung của cả nước trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, quyết liệt của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ bạn bè quốc tế, đất nước ta đã vượt qua nhiều thách thức, tháo gỡ được nhiều khó khăn, đạt được rất nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực; đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội; đời sống người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc; uy tín và vị thế của đất nước được nâng lên.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cơ bản đồng tình với những kết quả mà các báo cáo, ý kiến đã chỉ ra, Thủ tướng nhấn mạnh thêm 3 thành tựu, kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ nhất, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, đặc biệt là việc tham mưu, tổ chức, thực hiện điều tiết, vận hành, bảo đảm an toàn hồ đập như hồ thủy điện Thác Bà, Hòa Bình; nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, không để ai bị đói rét, thiếu nhà ở, học sinh thiếu trường lớp; nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão.

Thứ hai, ngành đã khẳng định tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", trước những khó khăn do đứt gãy thị trường, thiên tai, bão lụt...

Thứ ba, ngành đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...

Cũng theo Thủ tướng, ngành Nông nghiệp đã bảo đảm lương thực thực phẩm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém mà ngành cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Ngành chưa khai thác hết, chưa phát triển ngang tầm tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và nền văn minh lúa nước. Công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, thể chế, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nhanh và bền vững còn hạn chế. Việc gỡ bỏ "Thẻ vàng" của EC đối với đánh bắt hải sản còn nhiều khó khăn, thách thức...

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng phải chấp hành nghiêm, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm và tăng cường kiểm tra, đôn đốc; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài ngành, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Ngoài ra, phải bám sát tình hình, thị trường, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với các đối tác, nhất là trong những lúc khó khăn, thách thức.

Cũng theo Thủ tướng, muốn phát triển các mặt hàng, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế thì cần tập trung xây dựng thương hiệu nông sản, làm sao để khi nói đến cà phê, tiêu, điều... là nói tới Việt Nam. Cùng với đó, phải có quy hoạch vùng nguyên liệu; phát triển thị trường; xây dựng chỉ dẫn địa lý, mẫu mã; huy động nguồn vốn ngân hàng; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích.

Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,5-4%

Theo Thủ tướng, năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích của cả nhiệm kỳ 2021-2025, năm sẽ diễn ra Đại hội Đảng các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Do đó, ngành phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt 2 con số trong năm 2025.

Về các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trên 60%; tỉ lệ che phủ rừng 42,02%...

Về tư tưởng chỉ đạo, Thủ tướng trước hết yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để phát triển ngành nhanh, bền vững.

Hai là đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…

Ba là góp phần đắc lực, hiệu quả vào ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa bàn trọng điểm, nhất là sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập úng tại ĐBSCL, miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Bốn là người nông dân phải được ấm no, hanh phúc hơn, nông thôn hiện đại hơn, nông nghiệp phải tiên tiến hơn. Người nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng.

Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai kế hoạch phát triển ngành năm 2025; đồng thời tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp và sắp xếp kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy.

Thủ tướng lưu ý, bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, hạn chế tối đa giao thoa, không trùng chéo, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ tốt hơn, toàn diện hơn; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra; bỏ khâu trung gian, tránh phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm công khai, minh bạch, đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp; tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, làm bài bản nhưng phải khẩn trương, coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm, tháo gỡ nhanh những điểm nghẽn cho phát triển, huy động hiệu quả nguồn lực với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân".

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP; tích cực triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Tăng cường liên kết 5 nhà: Nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng - nhà khoa học; tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chủ động triển khai có hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu của toàn ngành Nông nghiệp Việt Nam để phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành Nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ năm, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Nhanh chóng đàm phán, ký kết và tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA, CTPPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới.

Thứ sáu, phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững. Tập trung giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ "Thẻ vàng" trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tàu cá khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Thứ bảy, phát triển bền vững lâm nghiệp. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Cùng với các cơ quan liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng.

Thứ tám, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia xóa nhà tạm, nhà dột nát; phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng vùng miền. Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ.

Thứ chín, đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp; hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu trong quý I năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan phải trình Chính phủ hai đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu, sụt lún, sạt lở tại ĐBSCL và ứng phó sạt lở tại miền núi phía bắc.

Thủ tướng tin tưởng với động lực, khí thế mới, nền tảng trong những năm qua, truyền thống lịch sử hào hùng của người nông dân, nền văn minh lúa nước, sự nỗ lực, cố gắng của các chủ thể trong ngành, sự hợp tác của các bộ, ngành, cơ quan, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè, đối tác quốc tế, ngành Nông nghiệp sẽ thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực, đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra, góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", loại bỏ các quy định cản trở phát triển

Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", loại bỏ các quy định cản trở phát triển

Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", không tạo ra hệ sinh thái "xin-cho", loại bỏ những quy định cản trở sự phát triển, làm chậm lại tiến trình đổi mới, cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Tin nổi bật trang chủ
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.
Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn tác động nghiêm trọng đến những người xung quanh – những "nạn nhân thầm lặng" của khói thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có hơn 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động, chiếm gần 15% tổng số ca tử vong liên quan đến thuốc lá. Nguy hiểm hơn, những người không hút thuốc nhưng sống chung hoặc làm việc cùng người hút thuốc vẫn phải hít phải khói thuốc và đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm rõ tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh và kêu gọi hành động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - 6 giờ trước
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 7 giờ trước
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có 21 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hoá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Sơn Dương đã nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc.
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Giáo dục - Hà Anh - 22:17, 27/12/2024
Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22:12, 27/12/2024
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Kinh tế - Hoàng Minh - 22:09, 27/12/2024
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.
Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.
Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Gương sáng - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 22:06, 27/12/2024
Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Việt Lê - 21:57, 27/12/2024
Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.