Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng khảo sát một số công trình, dự án, khu vực quy hoạch trọng điểm tại Phú Yên

PV - 15:15, 08/01/2023

Sáng 8/1, trong chương trình công tác tại Phú Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại khu vực Bãi Gốc (xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa) thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên và dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên.

Thủ tướng và đoàn công tác khảo sát một số dự án trọng điểm tại Phú Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và đoàn công tác khảo sát một số dự án trọng điểm tại Phú Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phú Yên là điểm kết nối giữa 3 vùng kinh tế quan trọng: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm duyên hải Nam Trung Bộ và Vùng Tây Nguyên. Tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối Gia Lai và Quốc lộ 29 nối Đắk Lắk, có cảng biển nước sâu Vũng Rô, Bãi Gốc. Sân bay Tuy Hòa nằm trong Khu kinh tế Nam Phú Yên, hiện đã đạt cấp 4C, có thể đầu tư nâng cấp thành sân bay quốc tế, phục vụ cho cả Khu kinh tế Vân Phong - Khánh Hòa.

Khảo sát khu vực quy hoạch cảng nước sâu Bãi Gốc

KKT Nam Phú Yên thuộc nhóm 8 khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm. Theo các quy hoạch, đây được xác định tính chất là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực có trọng tâm phát triển là công nghiệp công nghệ cao, với diện tích 20.730ha. Trong thời gian qua, KKT Nam Phú Yên được Trung ương, tỉnh quan tâm và tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và hiện đã có sẵn quỹ đất để đầu tư các khu công nghiệp khoảng 2.215,5 ha, quỹ đất dự trữ để phát triển khoảng 1.000 ha.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021), khu bến Bãi Gốc có chức năng phục vụ trực tiếp nhu cầu hình thành và phát triển khu công nghiệp Bãi Gốc, liên hợp lọc dầu, luyện kim và ngành năng lượng, có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Với cỡ tàu là tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn và các tàu chuyên dùng phát triển phù hợp theo nhu cầu thị trường, khả năng huy động vốn của nhà đầu tư.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương, hiện cảng có mực nước sâu khoảng từ 20 m -25 m, sâu hàng đầu Việt Nam với diện tích 220 ha, cũng là cảng gần hải phận quốc tế, tuyến đường hàng hải quốc tế nhất. Đến nay, đã thực hiện hoàn thành giải phóng mặt bằng 134 ha; phần diện tích còn lại 86 ha là diện tích mặt nước.

Tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép điều chỉnh phân bổ bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý việc phát triển khu vực này cần cân nhắc theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, xanh, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng tới khai thác du lịch.

Thủ tướng xem bản đồ quy hoạch Khu kinh tế phía nam của Phú Yên tại địa điểm bến Bãi Gốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng xem bản đồ quy hoạch Khu kinh tế phía nam của Phú Yên tại địa điểm bến Bãi Gốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khảo sát dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Tiếp đó, Thủ tướng và đoàn khảo sát thực tế một số vị trí tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên, gặp gỡ các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng của dự án, thăm hỏi, động viên, trao đổi với người dân địa phương.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên có tổng chiều dài hơn 90 km, gồm 2 dự án thành phần đi qua địa giới hành chính 24 xã, phường, thị trấn thuộc 6 địa phương cấp huyện. Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án hơn 885 ha.

Dự án có 5.113 hộ dân bị ảnh hưởng, số hộ dự kiến bố trí tái định cư là 407 hộ; số khu tái định cư dự kiến 12 khu với tổng diện tích hơn 20 ha, cùng với đó, có 2.999 ngôi mộ cần di dời.

Các cơ quan đang tiến hành thực hiện đầu tư các khu tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án. Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhất là vướng mắc trong việc xác định đơn giá bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án nên tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm so với chỉ đạo của Trung ương.

Đến hết ngày 30/12/2022, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tương ứng theo chiều dài tuyến 54 km, đạt 60,12%. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ, đối với đất nông nghiệp, đất lúa phải bàn giao tối thiểu 70% diện tích trước ngày 31/1/2023; đối với các loại đất khác phải bàn giao trước ngày 31/3/2023.

Khảo sát thực tế dự án đang triển khai, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ như khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thiết kế; hoàn thiện hồ sơ chỉ định thầu bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; gia cố nền đất; chuẩn bị sớm nguồn vật liệu; nhà thầu tư vấn phải luôn bám sát công trường; các bên cùng giải quyết vấn đề phát sinh.

Về vấn đề các mỏ đất, đá, nguyên vật liệu cho dự án, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tinh thần là cắt giảm tối đa khâu trung gian, tránh đội giá, giảm thời gian, thủ tục, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; không để tình trạng tài nguyên là của đất nước nhưng nhiều mỏ đất, đá… lại giao tư nhân quản lý và họ lợi dụng để "bắt chẹt", nâng giá, gây khan hiếm nguyên vật liệu.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, "qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi". Qua đó, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới. Việc thi công phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, không đội vốn phi lý, chống tiêu cực, tham nhũng, thi công "3 ca 4 kíp" với nhiều mũi giáp công, nói là làm, tạo khí thế để người dân và địa phương phấn khởi, tin tưởng, ủng hộ, cùng vào cuộc triển khai dự án.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý việc thi công phải bảo đảm an toàn lao động cho công nhân trên công trường, an toàn cho người dân, tránh những sự cố, tai nạn rất đáng tiếc, đau lòng như vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp vừa qua.

Thủ tướng xem bình đồ hướng tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng xem bình đồ hướng tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sớm đáp ứng mong mỏi của người dân về tuyến cao tốc Bắc - Nam

Gặp gỡ Thủ tướng, đại diện người dân đều bày tỏ vui mừng, cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác, đồng thời khẳng định rất đồng tình, ủng hộ dự án, bày tỏ phấn khởi, tin tưởng dự án đi qua sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời bà con đề nghị các cấp, các ngành quan tâm tới các hộ dân phải di dời, tiếp tục quyết liệt triển khai các công việc để dự án sớm hoàn thành, đáp ứng mong mỏi của người dân về tuyến cao tốc dọc chiều dài đất nước từ Cao Bằng tới Cà Mau.

Ân cần thăm hỏi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương, Thủ tướng cho biết Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, tới năm 2030, chúng ta phải đầu tư, xây dựng gần gấp 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong giai đoạn 2000 – 2020 (khoảng 1.000 km); trong đó, tới năm 2025, phải hoàn thành 2.000 km cao tốc. Điều này đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm, chung sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân.

Trong ngày đầu tiên của năm 2023, cả nước đã đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía đông với tổng chiều dài 729 km, cùng với nhiều tuyến đường cao tốc trên khắp cả nước đã, đang và chuẩn bị được xây dựng. Đến nay, 12 dự án cao tốc vừa khởi công đã hoàn thành được khoảng 70% công tác giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng cho biết ông vừa tới dâng hương, thả vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Khu di tích Vũng Rô – một địa điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình đều rất cần đường nên trong 3 nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta đều xác định phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, là một trong 3 đột phá chiến lược.

Thủ tướng nhấn mạnh kết quả thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán 391.000 tỷ đồng, nhờ đó, đất nước có thêm ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng các công trình hạ tầng, trong đó có các tuyến đường cao tốc.

Thủ tướng lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư. Qua đó, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư. Qua đó, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của các dự án cao tốc, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước rất thấu hiểu, rất chia sẻ với bà con khi bị ảnh hưởng sinh kế, phải nhường lại nơi ăn ở hàng trăm năm, hàng nghìn năm, nơi chôn rau cắt rốn của mình cho các dự án.

Thủ tướng cảm ơn và bày tỏ vui mừng khi bà con sẵn sàng nhường mặt bằng vì lợi ích của đất nước, của địa phương và của chính người dân nơi có dự án đi qua; mong muốn bà con phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tiếp tục ủng hộ dự án, các cấp, các ngành, các địa phương, cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc.

Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương liên quan phải hết sức quan tâm, chăm lo công tác tái định cư, tinh thần là nơi ở mới của bà con ít nhất phải bằng nơi ở cũ và phấn đấu nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước. "Tránh cách làm việc hời hợt, không xuống thực tế, không gặp người dân; phải xem công việc của nhân dân như việc của mình, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả, nhân dân ghi nhận được, đánh giá được, cảm nhận được chứ không phải hiệu quả trên giấy", Thủ tướng yêu cầu.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quan tâm đời sống người dân trong dịp Tết, nhất là các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các đối tượng khó khăn, yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, để nhân dân có một cái Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Tin nổi bật trang chủ
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại Trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 15:46, 02/04/2025
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 15:46, 02/04/2025
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.