Thị trấn này cũng là nơi tổ chức Liên hoan Văn học Hay-on-Wye,, nơi có khoảng 80.000 nhà văn, nhà xuất bản và người hâm mộ văn học từ khắp nơi trên thế giới về đây vào cuối tháng 5 hằng năm.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1961 khi Richard Booth mở tiệm sách cũ thứ hai của mình ở Hay-on-Wye, trong một trạm cứu hỏa cũ. Ông đã thuê một vài người đàn ông khỏe mạnh từ thị trấn và đưa họ đến Mỹ, nơi mà các thư viện đang đóng cửa nhanh. Ở đó ông mua sách và vận chuyển chúng trong các thùng chứa đưa về Hay-on-Wye. Qua thời gian, các thư viện khác đã tham gia sáng kiến và bắt đầu có các kệ hàng, các cửa hàng và nhiều cách khác để bán sách cũ đã xuất hiện ở mọi góc. Vào những năm 1970 Hay-on-Wye được quốc tế biết tới được gọi là “Town of Books” (thị trấn sách). Ngày nay, thị trấn đón khoảng 500.000 lượt du khách mỗi năm.
Trong số rất nhiều hiệu sách ở Hay-on-Wye, điều bất thường và thú vị là những cái được gọi là “Hiệu sách Trung thực”. Những hiệu sách này, đôi khi không có gì nhiều hơn giá sách trên tường, thường là không có người trông nom. Mọi người chỉ đơn giản chọn sách và bỏ tiền trong một hộp thư nhỏ. Có một hiệu sách nằm trên khuôn viên của lâu đài Hay-on-Wye-pháo đài thế kỷ 12 ở trung tâm thành phố. Hiệu sách mở rộng này bao gồm các kệ gỗ, xếp chồng lên các bức tường ranh giới của lâu đài và được lót bằng sách. Các sách bìa mềm giá là 10 xu/cuốn và bìa cứng là 1 bảng. Có một hộp nhỏ với một khe cắm ở phía trước và một tấm thẻ trắng ghi “Trả tiền ở đây”.
Kể từ năm 1988, Hay-on-Wye tổ chức “Liên hoan Văn chương và Nghệ thuật Hay”. Qua nhiều năm, có những nhà văn nổi tiếng như David Simon, Stephen Fry, Salman Rushdie và Simon Singh từng tham dự.
TH