Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 7/1, đã có 257.439.854 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 37.420.898 ca bệnh đang điều trị, có 37.328.244ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 92.654ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 224 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 1.029.408 ca nhiễm và 3.161 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 93.188.285 ca nhiễm mới và 1.544.561 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Pháp, Italy và Anh có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 261.481; 219.441 và 179.756 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực, với 802ca, tiếp sau đó là Ba Lan (646 ca) và Đức (305 ca).
Với 85.803.652 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 7/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 282.818 ca nhiễm mới và 699 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận là 114.484; 68.413 và 17.220ca; và 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong cao nhất là: Việt Nam (169 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (156 ca)và Philippines (81 ca).
Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 69.952.063 ca, trong đó có 1.254.407 ca tử vong và 51.034.431 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 490.647 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Canada với 29.197 ca và Mexico với 20.626 ca nhiễm mới. Mỹ cũng đồng thời ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với1.548 ca; sau đó là Mexico với 94 ca, Canada với 46 ca tử vong vì COVID-19.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 189.525 ca nhiễm và 252 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 40.484.420 ca và 1.193.643 ca tử vong. Trong ngày qua, Argentina là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 109.608 ca nhiễm mới, sau đó là Brazil với 35.826 ca, và Colombia với 23.039 ca nhiễm mới. Ngoài ra, với 82 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là Colombia với 51 ca và Argentina với 40 ca tử vong mới do COVID-19.
Tính đến sáng 7/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 10.069.257 ca, trong đó có 231.028 ca tử vong và 8.886.401 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với tổng số 3.504.554 ca nhiễm và 92.112 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 9.858 ca nhiễm mới và 45 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó làMorocco và Zambia với lần lượt 6.050 và 4.096 ca nhiễm COVID-19 mới; Ai Cập và Ethiopia với lần lượt 19 và 17 ca tử vong mới do COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 850.979 ca nhiễm (tăng 72.691ca) và 4.573 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 14 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 72.508 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 684.614 ca, trong đó 2.302 ca tử vong (tăng 13 ca). Tiếp sau đó là Papua New Guinea với 89 ca nhiễm mới và New Zealand với 62 ca nhiễm mới; trong khi Papua New Guinea ghi nhận thêm 1 ca mới tử vong trong ngày qua.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/1 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu tăng sốc tới 71% trong tuần vừa qua so với tuần trước đó, nhưng số ca tử vong mới do dịch bệnh này giảm 10%.
Trong báo cáo cập nhật hàng tuần về tình hình dịch bệnh, WHO cho biết thế giới có khoảng 9,5 triệu ca nhiễm mới và 41.000 ca tử vong mới trong tuần lễ từ 27/12/2021 tới 2/1/2022. Tất cả các khu vực đều chứng kiến số ca mắc tăng cao trong tuần lễ này, trong đó châu Mỹ tăng cao nhất (100%), tiếp đó là Đông Nam Á (78%) và châu Âu (65%).
WHO cũng cho biết trong khi châu Phi báo cáo số ca tử vong mới gia tăng trong tuần lễ này, thì toàn bộ các khu vực khác đều ghi nhận số ca tử vong mới giảm so với tuần lễ trước đó./.