Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế giới có gần 38 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 15:26, 12/10/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 12/10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 37.717.362 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 1.080.821ca tử vong và 28.318.500 ca phục hồi.

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh về mức 2 chữ số trong 2 tuần qua. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh về mức 2 chữ số trong 2 tuần qua. (Ảnh: Reuters)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 260.345 ca mắc mới và 3.443 ca tử vong vì đại dịch. Trong đó, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (67.757 ca), Mỹ (40.158 ca) và Nga (13.634 ca). Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (813 ca), Mỹ (314 ca) và Barazil (252 ca). Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 7.988.448 ca nhiễm COVID-19, trong đó 219.684 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 6.032.625 người, với 230.934 ca tử vong. Ngày 11/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 89.464 ca nhiễm mới và 627 ca tử vong vì COVID-19. Trước tình hình trên, nhiều quốc gia đã buộc phải tái áp đặt các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đóng cửa biên giới.

Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.285.084 ca mắc COVID-19 và 22.454 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 12.846 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 197 ca.

Tây Ban Nha, Pháp, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 890.367; 734.974 và 603.716 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Trước đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 9/10, Tây Ban Nha đã ban bố lệnh tình trạng khẩn tại vùng thủ đô Madrid trong 15 ngày tới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Tại Đức, thành phố Stuttgart thuộc bang Baden-Wurttemberg, Tây Nam nước Đức đã bị xếp vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19, sau khi tỷ lệ lây nhiễm ở thành phố này vượt mức 50 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua, buộc chính quyền thành phố phải siết chặt hơn các biện pháp kiểm soát mới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 326.291 và 9.702 ca tử vong vì COVID-19, xếp thứ 6 về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh tại châu lục.

Châu Á, đã có tổng cộng 11.830.308 ca nhiễm và 213.232 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 99.192 ca mắc mới và 1.604 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 10.146.357 ca được điều trị khỏi; 1.470.719 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 20.898 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 11/10, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 67.757 ca mắc mới và 813 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 7.119.300 và 109.184 ca.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 11/10, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 500.075 người, sau khi có thêm 3.822 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 251 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 28.544 trường hợp.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Chính phủ nước này đã quyết định nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội, qua đó cho phép các địa điểm giải trí ban đêm được mở cửa trở lại và khán giả được tới xem các sự kiện thể thao, trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh về mức 2 chữ số trong 2 tuần qua. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết theo quyết định này, nước này sẽ hạ mức giãn cách xã hội từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1 trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 12/10. 

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia vẫn ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất khu vực khi nước này trong ngày ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao nhất khu vực. Trong ngày 11/10, Indonesia ghi nhận 4.497 ca mắc COVID-19 mới và 79 ca tử vong. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 11.844 ca tử vong và 333.449 ca mắc COVID-19.

Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 339.341 ca, trong đó 6.321 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 11/10, Philippines ghi nhận 2.502 ca nhiễm mới và 83 ca tử vong vì dịch COVID-19. Cùng ngày, Malaysia thông báo thêm 561 ca mắc và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 15.657 ca và 157 ca. Đa số các ca mắc mới tập trung ở bang Sabah trên đảo Borneo. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Chính phủ Malaysia đã triển khai hơn 1.100 binh lính đến bang Sabah để tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch

Myanmar hiện đang ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng lên nhanh chóng trong nhiều ngày qua. Tính đến nay, nước này ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã lên tới 27.974 trường hợp, trong đó 646 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này có 1.910 ca nhiễm mới và 48 ca tử vong vì dịch bệnh.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 48.122 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 9.577.863 ca, tổng số người tử vong là 326.518 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 6.292.006 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 814.328 ca nhiễm và 83.642 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 181.864 ca nhiễm và 9.613 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 8.656.099 ca nhiễm; 271.012 ca tử vong và 7.514.070 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 5.095.586 ca nhiễm, trong đó 150.488 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 911.316 ca nhiễm và 27.834 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 883.882 ca nhiễm và 23.581 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Papua New Guinea ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 21 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 27.265 ca. Tính đến sáng 12/10, nước này ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Australia ghi nhận đã có 898 trường hợp tử vong vì COVID-19.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 2.754 ca, trong đó 10 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận thêm ca dương tính mới COVID-19 nào. New Zealand đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.871 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 25 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới với COVID-19. Papua New Guinea đứng thứ 4 về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh tại khu vực. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 554 ca nhiễm và 7 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 5 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.587.241 ca mắc COVID-19, trong đó 38.168 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 692.471 trường hợp, trong đó 17.780 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.575 ca mắc mới COVID-19 và 107 ca tử vong vì đại dịch.

Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 152,404 ca nhiễm COVID-19 và 2.605 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 104.516 ca nhiễm và 6.052 ca tử vong vì COVID-19./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 4 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 11 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 11 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 11 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 12 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 12 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.