Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS từ chính sách đặc thù

PV - 08:34, 29/05/2018

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách đặc thù hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, theo Quyết định 2085/QĐ-TTg.

Sau gần 2 năm triển khai, diện mạo vùng đồng bào DTTS đã có sự thay đổi, người nghèo được tạo cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể.

Tỉnh Ninh Thuận có 34.456 hộ/162.115 nhân khẩu là đồng bào DTTS, chiếm 23,54 % dân số toàn tỉnh; trong đó có 9.898 hộ nghèo, chiếm 28,73%, hộ cận nghèo là 5.750 hộ, chiếm 16,69%. Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (KT-XH), hỗ trợ phát triển sản xuất, thông qua việc triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, hỗ trợ đời sống..., đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg mang lại những hiệu quả thiết thực.

Nhờ được hỗ trợ đất và hướng dẫn áp dụng KHKT vào sản xuất nhiều hộ đồng bào DTTS Ninh Thuận đã vươn lên thoát nghèo (trong ảnh, nông dân xã Phước Dinh, Thuận Nam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho hoa màu) Nhờ được hỗ trợ đất và hướng dẫn áp dụng KHKT vào sản xuất nhiều hộ đồng bào DTTS Ninh Thuận đã vươn lên thoát nghèo (trong ảnh, nông dân xã Phước Dinh, Thuận Nam áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho hoa màu)

 

Đến nay, 100% xã vùng DTTS đều có đường ô tô đến trung tâm xã và đảm bảo lưu thông thông suốt quanh năm; 61,11% thôn đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dụng mới. Hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ kín, trên 90% hộ gia đình được dùng điện thắp sáng; 89% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 8 hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt vùng DTTS, cùng với đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống kênh mương cấp II, III, góp phần nâng cao năng lực tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Ông Chamaléa Hơ, xã Phước Trung, huyện Bác Ái cho biết: “Trước đây, gia đình tôi không có đất sản xuất nên khổ lắm. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ hơn 1 ha đất, rồi được cán bộ hướng dẫn làm lúa nước, năng suất đạt hơn 70 tạ/ha, giờ không còn lo đói nữa mà còn có thu nhập ổn định”.

Công tác giáo dục được cải thiện nhiều, nhất là tăng cơ hội học tập cho trẻ em DTTS miền núi. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách trong đồng bào DTTS và miền núi được học tập. Đến nay, toàn vùng DTTS và miền núi có 132 trường học các cấp; toàn tỉnh có 5 trường dân tộc nội trú và 15 trường hoạt động theo mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú dành riêng cho con em DTTS sinh sống trên địa bàn.

Ngoài ra, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng DTTS và miền núi được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư nâng cấp; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, nhất là mạng lưới y tế cơ sở; toàn vùng có 3 cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện đóng trên địa bàn, tất cả các xã đều có trạm y tế, 62% trạm y tế có bác sỹ làm việc và 100% số thôn vùng đồng bào Raglai có nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản.

Nhìn chung, vùng DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều khởi sắc nhưng bên cạnh đó, việc triển khai các chính sách dân tộc vẫn còn gặp khó khăn. Theo bà Pinăng Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, một số chính sách như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt, vốn vay ưu đãi vẫn chưa triển khai được do thiếu nguồn vốn. Qua kết quả rà soát, có 9.223 lượt hộ nghèo có nhu cầu về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi, với tổng nguồn vốn hơn 365,86 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, Trung ương chưa thông báo nguồn vốn để thực hiện Đề án Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2017-2020, dẫn đến việc triển khai Quyết định số 2085/QĐ-TTg chưa đạt kết quả như mục tiêu đề ra.

Để khắc phục vấn đề này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tham mưu Thủ tướng Chính phủ sớm phân bổ kinh phí thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg để tỉnh chủ động triển khai thực hiện đề án. Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS và miền núi. “Đặc biệt, tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa miền núi với các vùng khác trên địa bàn tỉnh” ông Bình, cho biết thêm.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Yên Bái: Thưởng các xã, thôn, bản thực hiện tốt chính sách dân số

Yên Bái: Thưởng các xã, thôn, bản thực hiện tốt chính sách dân số

Tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 607/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt phân bổ kinh phí thực hiện một số chính sách về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025 theo Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Hội đồng nhân nhân tỉnh Yên Bái.
Tin nổi bật trang chủ
Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Tin tức - L.Minh - 21:38, 30/03/2025
Sau khi va chạm với phần đuôi xe tải, xe khách chở 36 người lao xuống vực sâu trên đèo Bảo Lộc khiến 1 người tử vong.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tùng Nguyên - 18:17, 30/03/2025
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa công bố phân bổ số lượng đại biểu các Ban Trị sự tỉnh, thành phố; các Ban, Viện Trung ương tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 17:59, 30/03/2025
Ngày 29/3, tại Nhà Chung, Làng Văn hóa các DTTS huyện A Lưới (TP. Huế), Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút đông đảo đồng bào DTTS, du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của vùng cao A Lưới.
Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17:38, 30/03/2025
Chiều 30/3, đồng bào Xơ Đăng làng Kon Leang, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà rông truyền thống. Nhà rông được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và đóng góp của dân làng Kon Leang.
Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 17:22, 30/03/2025
Sáng 30/3, tại Tượng đài Chiến thắng Núi Bà (thuộc Di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia Khu căn cứ Núi Bà), thuộc khu phố Trung Lương, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) đã diễn ra Lễ dâng hoa, dâng hương trọng thể nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Media - BDT - 09:59, 30/03/2025
Lễ hội Tả Tài Phán, hay còn gọi là Lễ Cầu an, là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là dịp người dân cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống Nhân dân ấm no hạnh phúc.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Media - BDT - 09:53, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Media - BDT - 09:44, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Media - BDT - 09:35, 30/03/2025
Rau mùi là một trong những loại thảo mộc rất quen thuộc tại Việt Nam, là nguyên liệu cho những món ăn dân dã như: Salad, súp… Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn được biết đến bởi những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe con người, đó là nội dung chúng tôi sẽ gửi tới quý vị và các bạn trong chuyện mục tuần này.
Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 09:33, 30/03/2025
Với giá trị kinh tế cao, con dúi mốc đang được một số hộ dân ở xã vùng biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nuôi thử nghiệm, với kỳ vọng mang lại thu nhập cao, giúp các hộ thoát nghèo.