Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạo động lực để Cao Sơn bứt phá, vươn lên

QUỲNH CHI - 10:10, 30/09/2019

Trong tiết trời Thu tháng 9, Cao Sơn giữa bốn bề núi rừng vời vợi, khí hậu mát lành. Những ngôi nhà sàn nép mình bên sườn núi, ẩn hiện dưới những làn sương sớm, những triền ngô, những nương rau xanh ngút ngàn càng làm tăng vẻ hữu tình và bình yên cho vùng đất rẻo cao.

Con đường thoát nghèo

Vùng đất Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) là tên gọi chung của 3 bản Son, Bá, Mười. Nằm trên đỉnh của dãy núi Phà Hé, thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cư dân sinh sống ở đây chủ yếu là đồng bào Thái. Trước năm 2014, Cao Sơn không điện, không đường, không trạm, tỷ lệ nghèo đói ở các bản lên tới trên 90%.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Nhà nước và nỗ lực của người dân, vùng đất nghèo trước đây đã có bước chuyển mình. Tỉnh lộ 521B trải dài tít tắp dẫn lên đến đỉnh Cao Sơn thay thế cho con đường cheo leo, dốc đá dựng đứng. Nhờ con đường này, việc lưu thông, giao thương hàng hóa thuận lợi... Cao Sơn không còn bị cô lập giữa bốn bề vách núi. Cuộc sống của đồng bào nơi đây mà đang từng bước đổi thay.

“Từ khi có con đường lên bản, việc buôn bán thuận lợi, người dân tự nâng cao ý thức phát triển kinh tế, chú trọng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất và thu nhập. Những năm qua, được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nên bà con dần có thể tự lo cuộc sống, không phụ thuộc vào trợ cấp nữa”, anh Ngân Mạnh Hùng, Trưởng bản Mười chia sẻ.

Những nương rau xanh tại các bản Son, Bá, Mười.
Những nương rau xanh tại các bản Son, Bá, Mười.

Ngoài thu nhập từ cây ngô, cây luồng, bà con tập trung trồng các loại rau củ quả, trồng cây trái vụ để nâng cao thu nhập. Điển hình ở bản Son, ngoài 70ha trồng ngô, còn có 50 hộ trồng cây mướp đắng, với tổng diện tích là 5ha cho hiệu quả 30 triệu đồng/sào. Bà con không phải lo đầu ra, vì có doanh nghiệp cung ứng toàn bộ vật tư và bao tiêu sản phẩm.

Tận dụng khí hậu đặc trưng, gần đây Cao Sơn có hướng đi mới là trồng cây dược liệu như: Atiso, nhân sâm, hà thủ ô... Hiện đã có doanh nghiệp lên đây để phát triển vùng nguyên liệu. Cao Sơn nay không còn hộ đói, rét. Đa số các hộ đều có xe máy để đi, điện thoại để liên lạc… Trong số 189 hộ dân, chỉ còn 34 hộ nghèo, chiếm 17,9%.

Vẫn còn trở ngại

Ông Ngân Văn Đức, Trưởng bản Son cho biết khó khăn lớn nhất của dân bản hiện tại là chưa có điện lưới. Dù con đường đã mở ra nhiều cơ hội để thoát nghèo, nhưng vẫn chưa phải là tất cả. Thời đại khoa học công nghệ phát triển rồi, mà không có điện thì không làm được gì. Muốn xem tivi để biết tin tức bên ngoài ra sao, để học hỏi kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kiến thức pháp luật thế nào cũng không được. Muốn dùng máy móc vào sản xuất cũng không được. “Mong muốn lớn nhất của chúng tôi hiện tại, là điện lưới quốc gia sớm đến với bản nghèo này. Có như vậy, công cuộc thoát nghèo mới thật sự bền vững”, Trưởng bản Ngân Văn Đức nói.

Ông Hà Văn Tuất, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Cao cho biết: Nhận thấy những tiềm năng về du lịch sinh thái ở Cao Sơn, chính quyền địa phương đã có chủ trương hỗ trợ, động viên người dân làm dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 2 hộ người miền xuôi lên để làm mô hình du lịch cộng đồng, mỗi tháng đón 6-7 đoàn du khách đến thăm quan trải nghiệm. Người dân bản địa vẫn chưa có điều kiện để đầu tư và tiếp cận với mô hình mới này.

“Cao Sơn đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên việc không có điện lưới khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt của đồng bào gặp nhiều trở ngại. Thu nhập bình quân ở Son, Bá, Mười vẫn thấp hơn bình quân của xã. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất lên cấp trên, nhưng vẫn chưa có kết quả. Tôi tin rằng, khi có điện lưới, Cao Sơn sẽ bứt phá, vươn lên phát triển”, ông Tuất bày tỏ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 5 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 5 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 5 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 5 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.