Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Minh Nhật - 22:40, 09/10/2024

Sản xuất lúa giảm phát thải, theo hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu và là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hội nhập quốc tế. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện giảm phát thải trên lúa với quy mô lớn nên việc triển khai có nhiều khó khăn, các hoạt động, nội dung đều mới và chưa có tiền lệ.

Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty CP Phân bón Bình Điền được thực hiện tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Ảnh: TL
Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty CP Phân bón Bình Điền được thực hiện tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Ảnh: TL

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CPngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ sản xuất lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, các dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính…

Theo đó, đất chuyên trồng lúa được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm, tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao còn được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha/năm. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Đối với dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị có diện tích 500ha trở lên; dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên cũng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Những quy định này có thể coi là “luồng gió mới” cho sự phát triển của ngành hàng lúa gạo. Bởi ngoài việc tăng mức hỗ trợ sản xuất lúa, đầu tư các hạng mục công trình… thì Nghị định số 112 đã đưa vào nhiều quy định hỗ trợ đầu tư cho các vùng trồng lúa chất lượng cao, tuần hoàn, hữu cơ, phát thải thấp. Đây là cơ sở, là “bàn đạp” góp phần quan trọng thực hiện tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Thực tế, những năm gần đây, ngành lúa gạo đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ lượng sang chất thông qua việc đẩy mạnh sản xuất lúa và xuất khẩu gạo chất lượng cao.

Trung bình mỗi hộ nông dân ĐBSCL đang sở hữu 1,2ha đất sản xuất lúa, cho thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: TL
Trung bình mỗi hộ nông dân ĐBSCL đang sở hữu 1,2ha đất sản xuất lúa, cho thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: TL

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng tăng theo từng năm với giá bán nhiều thời điểm đạt mức cao nhất thế giới. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm 2024 nhiều khả năng sẽ đạt con số kỷ lục, hơn 5 tỷ USD. Mặt khác, trong điều kiện ngành nông nghiệp đang tập trung triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, thì những chính sách hỗ trợ đầu tư mới theo Nghị định số 112 sẽ là sự tiếp sức kịp thời, hiệu quả đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Để được hưởng chính sách hỗ trợ, Nghị định cũng quy định vùng trồng lúa giảm phát thải, tuần hoàn… phải có quy mô 500ha trở lên; dự án chế biến phải có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên… Điều này sẽ khuyến khích hình thành các vùng sản xuất lúa gạo quy mô lớn, các cơ sở chế biến hiện đại, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học-công nghệ, đồng thời cũng tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng để phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng gạo và các sản phẩm chế biến sâu từ gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 1 giờ trước
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Công tác Dân tộc - Dương Ngọc Đức - 1 giờ trước
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 15/10, Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian gần đây, lực lượng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều nhóm hái trộm cau tươi trên địa bàn.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024), chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp Vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Công ty Truyền thông và Giải trí HG Media tới thăm hỏi, động viên và trao tặng máy lọc nước cho các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra tại xã Việt Tiến, Xuân Hòa và Tân Dương của huyện Bảo Yên.