Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Để thực hiện hiệu quả chương trình, huyện U Minh (Cà Mau) cùng với các xã, thị trấn đã khẩn trương chọn lựa các sản phẩm và hoàn thành thủ tục trình OCOP. Đây là cơ hội cho sản phẩm của người nông dân được quan tâm hỗ trợ phát triển.
Bình Định vốn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử hàng trăm năm, góp phần tạo nên bản sắc riêng của đất và người Bình Định như, rượu Bàu Đá, bánh ít lá gai, bánh tráng dừa tam quan... Vì nhiều lý do, một số làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một. Trước thực tế này, nhiều cơ sở làng nghề đã mạnh dạn đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tối 28/9, tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Giang đã khai mạc không gian trưng bày văn hóa, du lịch và sản phẩm đặc trưng các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2018. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh tham dự và thăm quan không gian văn hóa trưng bày.
Những năm trước đây, người dân tỉnh Vĩnh Long chủ yếu trồng trọt theo hướng tự phát dẫn đến tình trạng được mùa mất giá. Để khắc phục vấn đề này, các hộ dân đã liên kết thành các tổ hợp tác, qua đó sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm.
Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018- 2020” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Việc thực hiện tốt, chương trình là đòn bẩy tạo điều kiện để các sản phẩm của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, vươn xa ra thị trường.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.
Những năm gần đây, công nghiệp nông thôn (CNNT) ở Khánh Hòa đang có những hướng đi mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở các địa phương. Tuy nhiên, để những sản phẩm CNNT có đầu ra ổn định, bền vững thì vẫn còn nhiều trăn trở…
Với đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú, chàng trai trẻ Bùi Văn Tự, dân tộc Mường, ngụ xóm Chiềng 3, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao, từng bước có chỗ đứng trên thị trường…
Trong nhiều năm qua, du lịch Việt Nam vẫn duy trì bền vững thương hiệu điểm đến giá rẻ của khu vực. Chú trọng phát triển các sản phẩm giá rẻ và trung cấp để thu hút đông du khách, đảm bảo mức tăng trưởng của lượng nhưng không đảm bảo sự gia tăng bền vững, thiếu sự đầu tư về chất. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, ngành Du lịch Việt Nam đang đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đi kèm với kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch nhằm đảm bảo tính bền vững, duy trì thương hiệu cho điểm đến.
Nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương cùng niềm đam mê với đồ gỗ, anh Nguyễn Quang Ước (SN 1984, thôn 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ) đã cùng cộng sự tìm hiểu và xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng gỗ, dụng cụ massage-gãi lưng, móc giày... Sản phẩm không chỉ tiêu thụ khắp cả nước mà còn được thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đón nhận.
Trước kia, nhắc đến huyện Yên Bình là người ta nhớ đến hồ Thác Bà, nhưng hôm nay nhiều người biết thêm nơi đây có bưởi Đại Minh, lúa gạo Bạch Hà, thủy sản hồ Thác Bà...
Một sản phẩm để có thương hiệu, ngoài chất lượng, cần cách thức cung ứng thuận tiện nhất, có văn hoá, tôn trọng khách hàng và tôn trọng cộng đồng.