Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sống lại một hoàng cung

Tiêu Dao – Team Di sản Huế - 20:19, 06/01/2025

Sau đợt đại trùng tu, bằng tư duy của các nhà bảo tồn di sản cùng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, điện Thái Hòa - kiến trúc và văn hóa của triều đại nhà Nguyễn đang được “thay áo mới” bằng những hoa văn cũ. Những công trình nguy nga tráng lệ đang nâng bước cho TP. Huế hướng tới sự phát triển mới.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng lại buổi thiết triều tại điện Thái Hòa sau khi trùng tu.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng lại buổi thiết triều tại điện Thái Hòa sau khi trùng tu

Cuộc đại trùng tu di sản

Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay và là nơi đặt ngai vàng, nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi triều chính của triều đình nhà Nguyễn. Đây được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Qua hàng trăm năm tồn tại, trước các tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt, mặc dù trải qua nhiều lần tu bổ, trùng tu nhưng điện Thái Hòa vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng.

Hơn 3 năm qua, điện Thái Hòa trong Tử cấm thành của Kinh thành Huế được trùng tu. Có tới 111 nghệ nhân và thợ lành nghề ở nhiều lĩnh vực như sơn thếp, nề ngõa, chạm khắc gỗ… liên tục làm việc mỗi ngày 3 ca bằng tất cả tinh hoa và tâm huyết nghề nghiệp để cống hiến cho di sản. Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 129 tỷ đồng, gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác. Sau hơn 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025. Tuy nhiên, trước nỗ lực của các ngành chức năng cùng hàng trăm nghệ nhân, điện Thái Hòa đã được khánh thành và đón khách vào cuối tháng 11/2024.

Một nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc họa hình tượng linh vật rồng lên một trụ cột bên trong điện Thái Hòa.
Một nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc họa hình tượng linh vật rồng lên một trụ cột bên trong điện Thái Hòa

Ông Hồ Hữu Hành, Giám đốc Công ty CP Tu bổ Di tích Huế cho hay, điện Thái Hòa là di tích có giá trị quan trọng nên quá trình hạ giải, trùng tu được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu. Trước khi tháo dỡ, đơn vị thi công cũng đánh dấu vị trí trên từng cấu kiện trước khi hạ giải theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Đơn vị trùng tu đã chụp ảnh hiện trạng, đo vẽ, can dập lại hoa văn trang trí trên cột thếp vàng hình rồng, hoa văn trang trí bờ mái, đo vẽ ghi nhận các thông số kỹ thuật của hệ khung gỗ, kết cấu mái…

Ngoài trùng tu các cấu kiện, sơn son lại chi tiết gỗ, khoảng 300 lượng vàng ta đã được dát lên các họa tiết bên trong điện Thái Hòa. Quá trình trùng tu, mọi chi tiết đều được scan 3D để lưu giữ toàn bộ dữ liệu thu thập được của công trình, sau đó số hóa toàn bộ hình ảnh 3D để phục vụ công tác trùng tu, lưu trữ, đồng thời phục vụ du khách trải nghiệm tham quan không gian ảo của công trình này. Đặc biệt, luôn có Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu của Huế trao đổi, thảo luận các giải pháp thi công để chọn ra phương án tối ưu, bảo đảm chuẩn xác, tôn vinh giá trị di tích.

 Điện Thái Hòa sau khi được trùng tu vô cùng lộng lẫy.
Điện Thái Hòa sau khi được trùng tu vô cùng lộng lẫy

Ông Trương Thế Lực, nghệ nhân trùng tu điện Thái Hòa chia sẻ: “Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai dự án với một quy trình thận trọng, khoa học và bài bản nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác trùng tu. Với mỗi nghệ nhân xứ Huế, được góp sức vào việc bảo tồn, trùng tu một di sản vô cùng quý giá như thế này là vinh dự to lớn không dễ gì có được. Chính vì thế, chúng tôi nỗ lực hết sức, mang tất cả tinh hoa có được trong nghề để phục vụ công việc”.

Đáp lại sự nỗ lực ấy, dáng dấp điện Thái Hòa đã hiện lên nguy nga tráng lệ. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng trao tặng giấy khen cho hàng chục nghệ nhân và thợ lành nghề vì những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tu bổ điện Thái Hòa suốt thời gian qua.

Toàn bộ các họa tiết trang trí, sơn son thếp vàng đều được các nghệ nhân có tay nghề cao làm thủ công, tỉ mỉ từng chi tiết.
Toàn bộ các họa tiết trang trí, sơn son thếp vàng đều được các nghệ nhân có tay nghề cao làm thủ công, tỉ mỉ từng chi tiết

Sống lại một hoàng cung

Cố đô Huế, biểu tượng của sự tráng lệ và cổ kính với diện tích hơn 500ha chứa đựng hàng trăm năm văn hóa và lịch sử của dân tộc. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, thời gian, cố đô Huế vẫn mang trong mình kiến trúc hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Văn hóa Huế đặc sắc và đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực như văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục, lễ hội, văn hoá ẩm thực, phong cách giao tiếp và lối sống…

Thừa Thiên Huế đang lưu giữ gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại. Cố đô Huế là biểu tượng của sự hoành tráng với thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm và danh lam cổ tự. Vào tháng 12 năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, là Trung tâm Văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam với cảnh đẹp tự nhiên và con người sáng tạo. Thừa Thiên Huế hiện có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tặng giấy khen cho hàng chục nghệ nhân và thợ lành nghề vì những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tu bổ Điện Thái Hòa sthời gian qua.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tặng Giấy khen cho hàng chục nghệ nhân và thợ lành nghề vì những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tu bổ Điện Thái Hòa thời gian qua

Những đóng góp của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, trùng tu không chỉ giúp bảo tồn vẻ đẹp độc đáo của di tích điện Thái Hòa mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa quý giá của Di sản Cố đô Huế”.


Ông Hoàng Việt Trung,Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, di sản Huế và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng, động lực để phát triển trong những năm tới. Những cuộc đại trùng tu điện Thái Hòa hay điện Kiến Trung và nhiều công trình khác càng làm nổi bật lên giá trị của di sản, khẳng định sức mạnh của văn hóa dân tộc ngày càng được bảo tồn, phát huy một cách đúng đắn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 9 phút trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 9 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có thông tin phản ánh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) tỉnh Kon Tum đã kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý khắc phục ngay sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú, Tp. Kon Tum, nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội “Hương sắc bản mông”. Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu. Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề

Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 16/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng".
Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
Các chuyên gia khí hậu thủy văn thông tin, dự báo từ tháng 5 - 10/2025, trên cả nước sẽ xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Sáng 16/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.