Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Minh Nhật - 15:30, 23/01/2025

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.

Những cành hoa đào, mơ, mận được đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã Lóng Luông cắt tỉa, buộc thành từng bó nhỏ để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL
Những cành hoa đào, mơ, mận được đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã Lóng Luông cắt tỉa, buộc thành từng bó nhỏ để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL

Hiện nay, tại huyện Vân Hồ có khoảng 1.000ha đất trồng cây đào. Cành và cây đào trồng luôn mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân trong dịp Tết cổ truyền hằng năm.

Lóng Luông là một trong những xã có diện tích trồng đào lớn nhất của huyện Vân Hồ. Những năm gần đây, chính quyền xã đã vận động, khuyến khích người dân trồng, đầu tư chăm sóc, phát triển cây đào. Bởi vậy, cây đào là loại cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Là hộ trồng, bán cành đào từ 15 năm nay, anh Mùa A Thu, dân tộc Mông, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, cho biết, ngay từ khi còn nhỏ, anh Thu đã theo chân ông nội và bố lên nương để trồng đào. Theo anh Thu, trước kia cây đào chủ yếu là bán quả nên thu nhập không cao.

Anh Mùa A Thu, dân tộc Mông, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ chuẩn bị các cành đào để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL
Anh Mùa A Thu, dân tộc Mông, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ chuẩn bị các cành đào để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL

Những năm gần đây, cành, cây đào được nhiều thương lái từ các tỉnh, thành phố đến thu mua mang về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, cây đào đã mang lại giá trị cao, ổn định hơn cho các hộ trồng. Hiện nay, gia đình anh Thu có gần 4ha trồng 500 cây đào, những cây trồng được khoảng 6 năm trở đi thì có thể bán được cành với giá cao.

Đặc biệt, gia đình anh Thu có nhiều cây đào trồng được 30 năm. Cùng với đó, gia đình anh chú trọng đầu tư, chăm sóc cho cây đào nên cành to, nhiều nụ, hoa nở đẹp, lâu tàn. Hằng năm, trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng, thương lái từ các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và thành phố Hà Nội đã đến để đặt cọc tiền thu mua cành, gốc đào ghép. Năm nay, gia đình anh xuất bán được khoảng 1.000 cành đào, 100 gốc ghép đào phai (được khoảng 350 triệu đồng) và 150 triệu đồng từ bán quả đào.

Anh Mùa A Đùa, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ có gần 500 gốc ghép đào phai, có giá từ 1,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/gốc, giá bán bình quân 3 triệu đồng/gốc, thu nhập 1,5 tỷ đồng. Ảnh: TL
Anh Mùa A Đùa, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ có gần 500 gốc ghép đào phai, có giá từ 1,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/gốc, giá bán bình quân 3 triệu đồng/gốc, thu nhập 1,5 tỷ đồng. Ảnh: TL

Còn anh Mùa A Đùa, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, cho hay: Trước đây, gia đình anh sinh sống chủ yếu bằng nghề sửa chữa xe máy, cũng không có nhiều đất để trồng đào. Nhận thấy cây đào của địa phương có tuổi đời lâu năm, rong rêu bao phủ gốc, được thị trường dưới xuôi ưa chuộng. Hai năm trở lại đây, anh Đùa đã bắt đầu tìm mua những gốc đào cổ thụ của người dân địa phương về ghép. Năm 2025, dự kiến anh xuất bán ra thị trường gần 500 gốc đào, với giá bán từ 1,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/gốc, bình quân được 3 triệu đồng/gốc, thu nhập 1,5 tỷ đồng.

Theo đánh giá của nhiều thương lái, đào năm nay hoa đẹp, nở đúng dịp Tết, vì vậy, giá bán cao hơn năm trước. Tùy theo kiểu dáng, có nhiều nụ hay ít nụ và từng giống đào, nhiều hộ còn bán cây, gốc đào ghép với giá từ vài triệu đồng, những cây trồng lâu năm, có rêu, mốc, gốc xù xì, dáng thế đẹp có giá tới vài chục triệu đồng.

Thương lái của tỉnh Thanh Hóa thu mua cành đào của nhân dân tại khu vực xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. Ảnh: TL
Thương lái của tỉnh Thanh Hóa thu mua cành đào của Nhân dân tại khu vực xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ. Ảnh: TL

Anh Nguyễn Ngọc Long, thương lái tỉnh Thanh Hóa cho hay, từ nhiều năm nay, cứ mỗi dịp gần Tết Nguyên đán, anh Long cùng với một số bạn bè lại lên Vân Hồ để thu mua cành đào. Khách hàng dưới xuôi rất chuộng, bởi đào trồng ở tỉnh Sơn La nói chung, huyện Vân Hồ nói riêng được chăm sóc, phát triển tự nhiên, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên có hoa to, đẹp, nhiều nụ và rong rêu bám vào thân cây. Hơn nữa, cành đào cũng có các mức giá khác nhau, thích hợp với nhiều đối tượng khách nên rất dễ bán, không lo bị ế hàng.

Hiện nay, cây đào được người dân trồng ở quanh nhà, trên nương, đồi, tập trung tại bản Pa Kha, Lóng Luông, Co Chàm thuộc xã Lóng Luông và một số xã vùng cao của huyện Vân Hồ. Vào mùa hoa đào nở, nhiều hộ dân đã đầu tư phát triển du lịch để du khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh. Nhờ đó, cũng giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Giàng A Dê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lóng Luông thông tin, cây đào là một trong những cây trồng chủ lực của xã, dịp Tết Nguyên đán là vụ thu hoạch chính. Những năm gần đây, xã tổ chức Ngày hội hoa đào để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc xã Lóng Luông và tôn vinh nét đẹp của hoa đào, cảnh sắc thiên nhiên trên địa bàn xã.

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, những ngày này nhiều tuyến đường tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La luôn tấp nập người dân chở cành đào để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, những ngày này nhiều tuyến đường tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La luôn tấp nập người dân chở cành đào để cung cấp cho thương lái. Ảnh: TL

Từ đó, đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch; giúp người dân trên địa bàn xã tiêu thụ đào tốt hơn, vươn lên xóa đói giảm nghèo và trở thành hộ khá, giàu.

Phát huy điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, những năm trở lại đây, diện tích trồng cây đào của huyện Vân Hồ luôn được duy trì ổn định. Cây đào đã mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng đào, nhiều hộ đã có thu nhập hàng triệu đồng/năm. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong huyện ngày càng nâng cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 16/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng".
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 13 phút trước
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 13 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Kon Tum: Khắc phục sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có thông tin phản ánh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) tỉnh Kon Tum đã kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý khắc phục ngay sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh - Trần Phú, Tp. Kon Tum, nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội “Hương sắc bản mông”. Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu. Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề

Lạng Sơn: Trưng bày hơn 200 hình ảnh tư liệu chủ đề "Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng”

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 16/4, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai mạc Trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam năm 1975 - Bản hùng ca đại thắng".
Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Cảnh báo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra từ nay đến tháng 10

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
Các chuyên gia khí hậu thủy văn thông tin, dự báo từ tháng 5 - 10/2025, trên cả nước sẽ xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Sáng 16/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.