Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Lên “xứ hoa đào” miền Tây xứ Nghệ…

Thanh Hải - 16:02, 02/02/2022

Trong nắng gió, những rừng đào trụi lá, mốc thếch đã lấm tấm cánh hồng quanh những nếp nhà sàn thâm nâu nhuốm màu thời gian, khiến miền biên viễn xứ Nghệ những ngày Xuân, đẹp như một bức tranh. Dù không phải ở Đà Lạt mờ sương, nhưng lòng tôi lại rạo rực khi nghĩ về câu hát “ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa…”.

Những vườn đào nơi miền Tây xứ Nghệ đã bắt đầu bung nở
Những vườn đào nơi miền Tây xứ Nghệ đã bắt đầu bung nở

Bức tranh xuân miền biên viễn

Dưới chân đỉnh Pù Xai Lai Leng, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) nơi sinh sống của đồng bào Mông, được coi là “thủ phủ” của cây đào đá, đào rừng đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Chao ôi, cơ man nào là đào, từ đào mới trồng đến vài ba năm, có loại đã chục năm tuổi. Đào trồng quanh nương, đào nép mình bên nhà sàn, rồi đào ở bìa rừng… Người Mông nơi đây trồng đào bất cứ nơi đâu, nếu họ thấy đất trống và bằng phẳng. Nhẩm tính, hộ trồng nhiều nhất đến hàng nghìn gốc đào còn hộ ít cũng sơ sơ vài chục gốc.

Cây đào ở vùng núi cao này, dường như nhờ sương rét khắc nghiệt, mà trở nên kiên cường hơn, từ những thân cây rêu mốc tưởng như đã chết khô, nhưng khi nắng ấm, xuân sang là cây lại bật chồi, nụ nở. Lấp loáng sau những cành đào nở sớm là san sát những ngôi nhà của người Mông, mái lợp bằng loại gỗ sa mu đã xuống màu thời gian tô điểm cho bức tranh xuân thêm nhiều màu sắc.

Khi chúng tôi hỏi: cây đào của người Mông có từ khi nào?

Già Lầu Giống Dìa nay đã hơn 60 tuổi, ở bản Ka Trên, xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cũng không nhớ nổi. Ông cụ bảo, người Mông trồng đào từ đời ông, đời cha, đến con cháu cứ tiếp tục như thế.

Tôi lại hỏi, vùng núi Nghệ An có đào rừng không? Cái này ông Dìa khẳng định: Không có đào rừng tự nhiên mà chỉ có đào rừng do dân trồng.

Nhiều thập kỷ trước, ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, đào có mặt ở khắp mọi nơi trên miền biên viễn này. Trong các loại cây, cây đào được người dân địa phương trồng nhiều nhất. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, đến Mường Lống, du khách sẽ được mãn nhãn với những nụ đào chúm chím đọng sương mai rồi bung nở rực rỡ dưới ánh nắng vàng.

Theo người dân bản Pà Khốm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, cây đào gắn bó mật thiết với đồng bào Mông tự bao đời. Dù không biết nguồn gốc ra sao nhưng bất kỳ ở đâu, cứ có đồng bào Mông sinh sống, làm trang trại là có cây đào. Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong Vi Văn Cường cũng khẳng định: Xã Tri Lễ có 5 bản đồng bào Mông sinh sống, gồm: Huôi Mới, Pà Khốm, Nậm Tột, Huồi Xái, Mường Lống, thì đều có cây đào trong vườn nhà, trên trang trại. Nhưng, ở bản Huôi Mới và Pà Khốm đào được trồng nhiều hơn cả.

Sắc đào tô điểm cho bức tranh xuân miền biên viễn
Sắc đào tô điểm cho bức tranh xuân miền biên viễn

Mỗi khi đào rụng hết lá, những nụ hoa bắt đầu chớm nở cũng là lúc đánh dấu một năm đã qua, người Mông bắt đầu tổ chức Tết trên khắp các bản làng. Đồng bào Mông cứ men theo những cây đào rừng ra hoa, là đến được nhà người quen, thăm hỏi họ hàng xa gần. Chuyến đi chơi xuân kéo dài đến hàng tháng.

Cuộc sống thêm ấm no

Bao năm qua, những cành hoa ấy đã theo những chuyến xe đò từ miền núi đổ về xuôi mang theo chút hương sắc biên cương. Mỗi chuyến xe đào về xuôi là chục triệu đến hằng trăm triệu đồng, đủ cho bà con miền biên viễn một cái tết no ấm, đủ đầy.

Trong thú chơi ngày Tết, cây đào đá, đào rừng ở miền Tây xứ Nghệ có sức hấp dẫn riêng khó cưỡng. Hoa của đào thường có cánh rộng, màu hồng tươi tắn, hoa nở đều, có nhụy vàng điểm xuyết, lâu rụng và nhìn rất… hoang dại của núi rừng. Cũng phải là dân “chịu chơi” thì mới dám sở hữu một nhành đào đá rêu mốc bạc thếch đương bung nụ đón xuân.

Những ngày cuối năm, dọc theo con đường độc đạo từ ngã ba Khe Kiền chạy qua xã Nậm Càn đến Na Ngoi thuộc huyện Kỳ Sơn, hay vượt dốc Chuối lên vùng Tri Lễ, xã Nậm Nhoóng thuộc huyện Quế Phong đã thấy rất nhiều đào được bà con chặt từ trên rừng, trên nương rẫy về bày bán ở trước nhà và dọc hai bên đường.

Nằm ở độ cao hàng nghìn mét, quanh năm mờ sương với cái rét ngọt ngày đông đã tạo cho thân cây đào nhiều rêu mốc, cổ kính. Đào đá, đào rừng… của người Mông cũng vì thế mà trở nên đắt hàng hơn. Anh Xồng Bá Lẩu, ở bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn cười rõ tươi: Nhà mình trồng đào cũng đã hơn 10 năm rồi. Hơn 850 gốc đào đá, đào rêu mốc, mỗi năm nhà mình thu nhập cũng gần 100 triệu đồng đấy.

Vườn đào của anh Xồng Bá Lầu bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, mỗi năm thu nhập cả 100 triệu đồng.
Vườn đào của anh Xồng Bá Lầu bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, mỗi năm thu nhập cả 100 triệu đồng.

Nhận thấy cây đào có tiềm năng kinh tế, xã Na Ngoi đã vận động dân bản trồng trên các sườn đồi, nương rẫy, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, chặt cành bán vào dịp cuối năm. Chủ tịch UBND xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn - Mùa Bá Giờ khoe: Toàn xã đã có hàng chục ha đào tại các bản Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư... Từ khi nơi đây trở thành “thủ phủ” của đào rừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thoát nghèo nhờ việc bán đào phục người dân chơi Tết.

Đến bản Pà Khốm xã Tri Lễ, chúng tôi mẩn mê với cả những rừng đào… hằng trăm triệu. Có những hộ dân đang sở hữu đến cả nghìn gốc đào như Và Giống Dê, Và Bá Đà… Bí thư chi bộ bản Pà Khốm xã Tri Lễ Xồng Già Pó chia sẻ rằng: Bản ta đang hướng đến làm du lịch sinh thái nên toàn dân quyết nghị bảo tồn các cây đào trong bản. Chỉ những cây đào trồng ở trang trại mới được phép cắt cành bán…

Thiếu nữ Mông dạo bước giữa vườn đào ngày Xuân.
Thiếu nữ Mông dạo bước giữa vườn đào ngày Xuân.

Nơi “cổng trời” Mường Lống (Kỳ Sơn) có những vườn đào, mận cổ thụ rất đẹp. Ông Lê Văn Ngôn, bản Trung Tâm, xã Mường Lống (Kỳ Sơn) chủ một homestay phấn khích: Dịp Tết đến, khách tham quan, du lịch từ Hà Nội, thành phố Vinh, Đà Nẵng... về khá đông. Vườn đào đã trở thành điểm check in lý tưởng để du khách thưởng ngoạn.

Đào từ trên núi xuống, khách từ dưới xuôi lên, không khí ấy khiến cho vùng rẻo cao biên giới những ngày cuối năm trở nên nhộn nhịp, náo nức. Rời miền biên viễn ngày cận tết, tôi cũng muốn “mang về một cành hoa”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Lạc Tánh hôm nay

Về Lạc Tánh hôm nay

Ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có những ngôi làng (nay là khu phố) dân số chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời. Nhiều năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ nên đời sống của người dân trong các khu phố không còn khó khăn, thiếu thốn như xưa. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống trong lòng phố thị.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.