Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Minh Nhật - 06:12, 18/03/2025

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máycủa hệ thống chính trị.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Sửa đổi phạm vi điều chỉnh

Nghị định 67/2025/NĐ-CP mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, Nghị định 67/2025/NĐ-CP nêu rõ: Nghị định này quy định chính sách, chế độ, gồm: Chính sách, chế độ đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ Trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bao gồm:

1. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện và lực lượng vũ trang.

2. Các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng viên chức, gồm:

a) Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện và các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện;

b) Các đơn vị thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và huyện ủy, thị ủy, quận ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập khác còn lại (không thuộc quy định tại khoản 3 nêu trên) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

5. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

6. Các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Bổ sung đối tượng áp dụng

Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 2 về đối tượng áp dụng để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị. Cụ thể, đối tượng áp dụng gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, bao gồm:

a) Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Cán bộ, công chức cấp xã;

c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

e) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1,2,3,5 Điều 1 Nghị định này, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định này không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

4. Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại các khoản 1, 2,3 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương" để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ việc

Về xác định tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ, Nghị định 67/2025/NĐ-CP bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương" để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc.

Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương".

Bên cạnh đó, Nghị định 67/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung tên Điều 6 như sau: "Điều 6. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ".

Sửa đổi chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi

Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 và bổ sung Điều 7a, 7b quy định cụ thể chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp: do sắp xếp tổ chức bộ máy; do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.

Cụ thể, theo quy định mới, đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:

a) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

b) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

c) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:

Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Bổ sung Điều 7a. Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Ngoài ra, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:

1. Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/3/2025 thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

2. Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày 15/3/2025 thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại khoản 1 Điều này.

Bổ sung Điều 7b. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Ngoài ra, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Sửa đổi, bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ

Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.

Bên cạnh đó, Nghị định 67/2025/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 16 như sau:

Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01/01/2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

Bỏ quy định về chính sách hỗ trợ thêm của địa phương

Nghị định 67/2025/NĐ-CP bỏ khoản 6 Điều 19 quy định UBND tỉnh, thành phố căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Đồng thời, Nghị định 67/2025/NĐ-CP cũng quy định: Các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP trước ngày 15/3/2025 thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm này.

Điều khoản chuyển tiếp

Nghị định 67/2025/NĐ-CP nêu rõ: Các trường hợp đang thực hiện giải quyết chính sách, chế độ do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP nhưng cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chính sách, chế độ thì được áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này.

Các trường hợp đang thực hiện giải quyết chính sách, chế độ do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP nhưng thời điểm nghỉ việc sau ngày 01/01/2025 thì được áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này.

Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này thì áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này.

Các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này thì được cấp bổ sung theo chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này.

Các trường hợp do sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc thay đổi tổ chức hoặc thay đổi biểu tổ chức, biên chế đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi trước ngày 01/01/2025 theo quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và Luật Cơ yếu, nhưng đến ngày 01/01/2025 cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chính sách, chế độ thì được áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định này.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (15/3/2025).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Tôn giáo - Tín ngưỡng - T.Nhân - H.Trường - 18:06, 07/05/2025
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 7/5, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã đến thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Mai Hương - 18:04, 07/05/2025
Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Thời sự - Hoàng Quý - 18:03, 07/05/2025
Sáng 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Du lịch - Minh Nhật - 17:59, 07/05/2025
UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha, tại các địa phương, với tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.
Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Pháp luật - Hoàng Thùy - 17:58, 07/05/2025
Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa triệt phá một điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng tại thôn 14, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Tin tức - Minh Nhật - 17:56, 07/05/2025
Người dân có thể sử dụng VNeID để cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau đó, Bộ Công an sẽ tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo chung của Chính phủ.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh:

Cuộc thi Olympic tiếng Anh: "Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Giáo dục - Văn Hoa - 17:52, 07/05/2025
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025, với chủ đề: Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English”.
Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:26, 07/05/2025
Sau khi HĐND tỉnh Bình Định thông qua Đề án sáp nhập, tỉnh còn 58 đơn vị hành chính, gồm 41 xã, 17 phường. Trong đó, xã miền núi Canh Liên là xã lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích hơn 331km2.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Dân tộc - Tôn giáo - PV - 16:16, 07/05/2025
Một trong những hiệu quả nổi bật của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là ở lĩnh vực bảo tồn ngôn ngữ.
Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 16:04, 07/05/2025
Từ những ngày đầu tháng 5/2025 đến nay, một số hộ dân ở xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận phản ánh tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, người dân không đủ nước sinh hoạt, đàn gia súc không có nước uống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trực tiếp làm việc với chính quyền, lãnh đạo các đơn vị liên quan, người dân địa phương để tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?