Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh thành rà soát cán bộ, công chức cấp xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Minh Nhật - 09:45, 05/03/2025

Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, tính đến ngày 31/12/2024; báo cáo trước 10/3.

Trụ sở Bộ Nội vụ. (Ảnh: TL)
Trụ sở Bộ Nội vụ. (Ảnh: TL)

Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Văn bản nêu rõ, để triển khai Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/02/2025 của Bộ Chính trị về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở năm 2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (tính đến ngày 31/12/2024).

Do yêu cầu nhiệm vụ cấp bách theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Nội vụ (qua Vụ Chính quyền địa phương) trước ngày 10/3/2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ cũng đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm về tổ chức bộ máy như: Tiếp tục, hướng dẫn đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; khẩn trương sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ công chức, viên chức, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp bảo đảm sớm ổn định để tổ chức Đại hội Đảng các cấp năm 2025; tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đối với những đơn vị hành chính chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chủ động phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Ngoài ra, Bộ cũng đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026...

Trước đó, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tại kết luận, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

Với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.

Cùng với đó, làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.

Về tiến độ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng chậm nhất ngày 9/3. Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 7/4.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Nhìn lại 5 năm đầu tư nâng cao chất lượng sống của đồng bào DTTS rất ít người

Nhìn lại 5 năm đầu tư nâng cao chất lượng sống của đồng bào DTTS rất ít người

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của các DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 1 giờ trước
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 2 giờ trước
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 2 giờ trước
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Điểm hẹn Quảng Trị

Điểm hẹn Quảng Trị

Sự kiện - Bình luận - An Yên - 2 giờ trước
Bất cứ một ai đã chọn điểm đến là Quảng Trị, thì sẽ gặp nhau trong nỗi xúc động buổi hòa bình. Có lẽ vì thế mà Quảng Trị đã trở thành một điểm hẹn thời hậu chiến, thắp lên trong tâm tưởng mỗi người những rưng rưng thương nhớ, tự hào…
Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 28/7, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có công văn yêu cầu rà soát, hỗ trợ thiệt hại do mưa bão gây ra đối với vùng trồng sâm Ngọc Linh.
Cần Thơ: Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

Cần Thơ: Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

Trang địa phương - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Trong 20 năm triển khai trên địa bàn Cần Thơ, phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu và tạo sự lan tỏa rộng khắp. Đã có nhiều mô hình điển hình gắn với các phong trào thi đua khác đã phát huy hiệu quả, với hơn 200 mô hình “Dân vận khéo” và có 8 mô hình đã được Bộ Công an biểu dương, nhân rộng toàn quốc.
Đường bản vùng biên Thanh Hóa bị

Đường bản vùng biên Thanh Hóa bị "xé toạc" do mưa lũ

Tin tức - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Bão số 3 gây mưa lũ kéo dài khiến tuyến đường dẫn vào 3 bản Sa Ná, bản Son, Ché Lầu ở xã Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn.
Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nghĩa xóm làng, “tấc vàng” cũng hiến (Bài cuối)

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nghĩa xóm làng, “tấc vàng” cũng hiến (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Trên hành trình xóa nhà tạm, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” tiếp tục bừng sáng với những quỹ đất ở được trao tặng, dù rằng “tấc đất, tấc vàng”.