Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Minh Nhật - 15:25, 03/03/2025

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chế độ cho dân quân tự vệ; miễn thị thực... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ từ ngày 23/3
Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ từ ngày 23/3

Từ 01/3/2025, miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 15/01/2025 về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hoà Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ.

Theo Nghị quyết, miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, Liên bang Thụy Sỹ với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh với mục đích du lịch theo chương trình của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức, không phân biệt loại hộ chiếu, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025 theo khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.

Từ 01/3/2025 các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cơ cấu tổ chức mới

Các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2025. Theo đó, từ ngày 01/3/2025, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ hoạt động theo bộ máy tinh gọn.

Theo Nghị định số 25/2025/NĐ-CP, Bộ Nội vụ có 22 đơn vị.

Theo Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025, Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị.

Theo Nghị định số 27/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025, Thông tấn xã Việt Nam có 22 đơn vị.

Theo Nghị định số 28/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025, Bộ Ngoại giao có 25 đơn vị.

Theo Nghị định 29/2025/NĐ-CP ngày 24/02/2025, Bộ Tài chính có có 35 đơn vị.

Theo Nghị định số 32/2025/NĐ-CP ngày 25/02/2025, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt có 26 đơn vị.

Theo Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25/02/2025, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị.

Theo Nghị định số 35/2025/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 30 đơn vị.

Theo Nghị định số 36/2025/NĐ-CP ngày 25/02/2025, Văn phòng Chính phủ cod 18 đơn vị.

Theo Nghị định 37/2025/NĐ-CP ngày 26/2/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo có 18 đơn vị.

Theo Nghị định số 38/2025/NĐ-CP ngày 26/02/2025, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 24 đơn vị.

Theo Nghị định số 39/2025/NĐ-CP ngày 26/02/2025, Bộ Tư pháp có 20 đơn vị.

Theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP, Bộ Công Thương có 22 đơn vị.

Theo Nghị định số 41/2025/NĐ-CP ngày 26/02/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo có 13 đơn vị.

Theo Nghị định số 42/2025/NĐ-CP ngày 27/02/2025, Bộ Y tế gồm có 20 đơn vị.

Theo Nghị định số 46/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) gồm có 21 đơn vị.

Theo Nghị định số 43/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 25 đơn vị.

Theo Nghị định số 47/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025, Đài Truyền hình Việt Nam có 22 đơn vị.

Quy định mới về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, áp dụng từ 01/3/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong đó, Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm: 1. Sở Nội vụ; 2. Sở Tư pháp; 3. Sở Tài chính; 4. Sở Công Thương; 5. Sở Nông nghiệp và Môi trường; 6. Sở Xây dựng; 7. Sở Khoa học và Công nghệ; 8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 9. Sở Giáo dục và Đào tạo; 10. Sở Y tế; 11. Thanh tra tỉnh; 12. Văn phòng Ủy ban nhân dân.

Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương gồm: 1. Sở Ngoại vụ; 2. Sở Dân tộc và Tôn giáo; 3. Sở Du lịch; 4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 01/3/2025, áp dụng quy định mới về xuất khẩu gạo

Từ ngày 01/3/2025, Nghị định 01/2025/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2025 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Theo đó, về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định số 01/2025/NĐ-CP bổ sung quy định: Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định: Định kỳ vào thứ 5 hằng tuần thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.

Khai thác cát ở Sóc Trăng. (Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN)
Khai thác cát ở Sóc Trăng. (Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN)

Thay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông

Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11/01/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Cụ thể, Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP về nội dung Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông.

Theo quy định mới, giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải có nội dung về thời gian được phép hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trong ngày, từ 5 giờ đến 19 giờ; quy định về thời gian khai thác trong năm. (Theo quy định cũ tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP thì khung thời gian khai thác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm).

Nghị định số 10/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ từ ngày 23/3

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP ngày 04/02/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ bảo hiểm xã hội cho dân quân thường trực.

Trong đó, Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.

Theo quy định mới, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được hưởng phụ cấp là 561.600 đồng (quy định cũ là 357.600 đồng).

Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội dân quân tự vệ cơ động được hưởng phụ cấp là 514.800 đồng (quy định cũ là 327.800 đồng).

Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội dân quân tự vệ cơ động được hưởng phụ cấp là 491.400 đồng (quy định cũ là 312.900 đồng)…

Sửa đổi quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/02/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nghị định số 20/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/3/2025. Trong đó, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết như sau: d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Quy định tại điểm d nêu trên không áp dụng với các trường hợp sau:

d.1) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024 không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a,c,đ,e,g,k,l và m khoản này.

d.2) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này./.

35 bệnh hiểm nghèo có thể kêu gọi tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân từ 01/3/2025

Theo Thông tư 50/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ Y tế, từ ngày 01/3/2025, sẽ có tới 35 bệnh hiểm nghèo được cá nhân kêu gọi đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân.

Trong đó có bệnh viêm màng não và viêm màng não do Listeria mức độ nặng; nhiễm khuẩn huyết mức độ nặng, phải sử dụng kỹ thuật như lọc máu, tim phổi nhân tạo; bệnh bại liệt cấp có di chứng, không có khả năng phục hồi; bệnh HIV dẫn đến bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng/gây u ác tính/dẫn đến các bệnh xác định khác/bệnh lý khác trong đó, HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự chăm sóc bản thân; u ác tính giai đoạn cuối...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 7 phút trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 2 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài, ngay trong đêm 26 và rạng sáng nay (27/7), 35 hộ dân ở các xã Chiềng Khoong, Huổi Một (huyện Sông Mã cũ), tỉnh Sơn La đã phải di dời khẩn cấp.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/7, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở nhiều khu vực.
Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Nhịp cầu nhân ái - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau chuyến xe đầu tiên lên được xã Tương Dương vào rạng sáng 25/7 để trao nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ, chiều 26/7, từng dòng xe đã ngược Quốc Lộ 7A để kịp về hỗ trợ đồng bào sau cơn lũ dữ.
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 7 giờ trước
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.
Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Thời sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Nước đã rút nhiều, nhưng lòng sông Nậm Nơn chảy qua xã Lượng Minh, tỉnh Nghệ An vẫn còn chảy xiết. Nhưng với quyết tâm không thể để đồng bào tiếp tục chịu cảnh thiếu thốn vì bị cô lập, chính quyền địa phương đã tìm cách vượt sông tiếp cận 4 bản bị cô lập.