Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Hiểm nguy rình rập quanh cây cầu tạm

Thiên An - Mỹ Dung - 15:37, 22/09/2022

Đã nhiều năm qua, hơn 15 hộ dân người Dao với 71 nhân khẩu khu Mả Phềnh, thôn Bình Sơn, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vẫn phải đi trên cây cầu tạm lỏng lẻo, xuống cấp, khiến người dân luôn thường trực nỗ lo, đặc biệt mỗi khi mùa mưa đến.


Trẻ em qua cầu tạm rất nguy hiểm, đặc biệt mùa mưa lũ
Trẻ em qua cầu tạm rất nguy hiểm, đặc biệt mùa mưa lũ

Hiểm nguy từ cây cầu tạm

Nằm cách tuyến đường liên xã Đông Ngũ-Đại Dực của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) một quả đồi chừng hơn cây số, là điểm dân cư có tên khá lạ “Mả Phềnh” thuộc thôn Bình Sơn, xã Đông Ngũ. Ngày ngày người lớn, trẻ nhỏ phải đi qua chiếc ngầm tràn và cầu tre tạm bợ qua con suối Mả Phềnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu Mả Phềnh có 23 học sinh các cấp (5 học sinh mầm non, 15 học sinh tiểu học, 3 học sinh THCS). Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Người dân tại đây nếu muốn đi làm, đi học hay có việc ra trung tâm xã thì đều phải qua con suối Mả Phềnh chảy xiết.

Được biết, đường sang khu Mả Phềnh được đầu tư xây dựng năm 2020, có tổng chiều dài 65m với kết cấu đường tràn bằng rọ đá, cầu tràn bằng gỗ nối 2 điểm Mả Phềnh với đường bê tông huyện tuyến Đông Ngũ – Đại Dực.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Maon) ngày 25/8 gây ra gây mưa to, lũ lụt cuốn trôi cầu gỗ và đường tràn bằng rọ đá khiến cho học sinh, người dân không thể lưu thông qua điểm Mả Phềnh để đi học, cũng như lao động.

Mặc dù đã về đích nông thôn mới nhưng tại Đông Ngũ vẫn còn cảnh ngầm tràn và cầu tre tạm bợ
Mặc dù đã về đích nông thôn mới nhưng tại Đông Ngũ vẫn còn cảnh ngầm tràn và cầu tre tạm bợ

Lo lắng trước nguy cơ tai nạn cao từ cây cầu tạm, chị Chíu Thị Lan, một người dân cho biết, muốn đi đâu cũng phải qua suối, không còn con đường nào khác: “Đi qua cầu này khổ lắm, nhiều hôm đi qua sợ phải cõng con. Chỉ sợ hai mẹ con cùng ngã”, chị Lan trải lòng.

Đặc biệt, khi lũ về, hoặc nước dâng cao, thì 15 hộ dân khu Mả Phềnh sẽ bị cô lập. Nếu có việc khẩn cấp muốn qua suối cũng đành phải đợi nước rút, mới qua được không thì rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người dân khi lội qua suối. Chia sẻ thêm về những khó khăn này, anh Đặng Văn Sinh cho biết thêm: “Mùa mưa, lụt thì ở bên kia, chứ nước ngập cao thì sao đi được. Có khi mấy ngày ấy! Không đi làm, không đi học luôn. Mong sao Nhà nước làm cho con cầu chắc chắn để qua”.

Cần lắm cây cầu chắc chắn!

Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên mặc dù đã về đích nông thôn mới năm 2017 và năm 2020 về đích nông thôn mới nâng cao, không hiểu tại sao có tình trạng cầu khu Mả Phềnh, thôn Bình Sơn còn chông chênh đến thế?!

Người dân lo lắng mỗi lần phải đi qua cầu tạm sang sông
Người dân lo lắng mỗi lần phải đi qua cầu tạm sang sông

Trao đổi với ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã Đông Ngũ, được biết, ngày 31/8/2022 và 06/9/2022, UBND xã đã gửi tờ trình xin UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Yên quan tâm, bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng của huyện để triển khai việc sửa chữa, khắc phục tuyến đường và cây cầu trên phục vụ người dân.

Hi vọng rằng, từ đề xuất của chính quyền địa phương, mong mỏi an toan của người dân, huyện Tiên Yên, cũng như tình Quảng Ninh quan tâm sớm hỗ trợ địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt, là đồng bào Dao thôn Bình Sơn rất cần có một cây cầu bắc qua con suối Mả Phềnh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.