Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Chuối Nam Mỹ mở đường cho nông sản xuất khẩu

Như Lan - 09:58, 19/11/2020

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam cũng vì thế bị ảnh hưởng, thậm chí điêu đứng vì phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thế nhưng, mới đây, sản phẩm chuối Nam Mỹ của tỉnh Quảng Ngãi đã xuất lô hàng đầu tiên sang thị trường nước ngoài, mở đường đưa hàng nông sản Quảng Ngãi ra thị trường quốc tế.

Bà con nông dân thu hoạch chuối
Bà con nông dân thu hoạch chuối

Hướng mở để làm giàu

Mô hình trồng chuối Nam Mỹ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đang phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho vùng đất Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ, cũng như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Các sản phẩm chuối sau thu hoạch tại đây đang được các đối tác lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đặt hàng tiêu thụ.

Tại Nông trường 24/3, hàng nghìn buồng chuối được bao bọc cẩn thận bằng túi ni lông. Công tác khai thác chuối từ vườn đến nhà xưởng thông qua nhiều công đoạn và được thực hiện một cách chặt chẽ. Các buồng chuối sau khi được chọn lựa sẽ cắt thành từng nải và cho vào bể nước chứa phèn, để xử lý mủ, cũng như bụi bẩn bám trên quả chuối. Những quả không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại bỏ, được đem đi ủ thành phân để bón cho vườn chuối.

Trải qua nhiều công đoạn, từng nải chuối được dán tem, đóng gói, đưa vào container bảo quản lạnh và xuất khẩu. Trước đó, nhiều đối tác nước ngoài đã đến nông trường khảo sát, lấy mẫu chuối về phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng rồi mới ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ước tính, mỗi ha chuối Nam Mỹ xuất khẩu có doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần những cây trồng khác trên cùng diện tích
Ước tính, mỗi ha chuối Nam Mỹ xuất khẩu có doanh thu khoảng 100 triệu đồng/năm, đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần những cây trồng khác trên cùng diện tích

Anh Phan Văn Thành, Trưởng Ban quản lý Farm chuối, Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 cho biết, thị trường ngoài nước có khâu kiểm duyệt đầu vào rất khắt khe, nhất là Hàn Quốc. Việc họ đồng ý nhập hàng chuối Nam Mỹ là điều đáng mừng, chứng minh sản phẩm chuối sau thu hoạch đảm bảo tiêu chí "sạch, an toàn". Hiện số lượng đơn đặt hàng khá nhiều nên công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Trước đó, tháng 11/2019, Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 đã quyết định chọn xã Phổ Nhơn để thực hiện mô hình trồng chuối Nam Mỹ trên phần diện tích 25 ha; áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, theo phương pháp của Israel khi nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng nơi đây phù hợp. Đến tháng 9/2020, chuối bắt đầu cho thu hoạch. Nhiều đối tác nước ngoài đã đến tận vườn khảo sát, lấy mẫu về phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng và quyết định ký hợp đồng thu mua, bao tiêu đầu ra ngay sau đó khi các chỉ số đều đạt.

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty này đã xuất đi 20 container chuối, với khoảng 450 tấn. Chuối Nam Mỹ cho quả to đều, đẹp, trọng lượng khoảng 17- 18kg/buồng. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, vitamin C… rất tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 11.000 đồng/kg (giá sau khi sơ chế, đóng thùng chất lên container), nông trại cho doanh thu hàng tỷ đồng. Mô hình cũng đã giúp tạo công ăn việc làm cho 30-40 lao động địa phương với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Lê Văn Quang, ở xã Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ cho hay: Hiệu quả bước đầu từ cây chuối Nam Mỹ hy vọng mở ra hướng mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Quan trọng hơn người nông dân không còn lo đầu ra cho nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá như lâu nay. "Chúng tôi mong muốn, công ty càng ngày càng làm ăn phát triển để được gắn bó lâu dài, khỏi phải đi làm ăn xa", anh Lê Văn Quang chia sẻ.

Những thay đổi tích cực

Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quãng Ngãi cho rằng, cú huých từ việc xuất khẩu chuối Nam Mỹ đã mở ra cho ngành nông nghiệp chặng đường mới, cho thấy hàng nông sản sản xuất trên địa bàn tỉnh đủ cơ sở để vươn lên và giúp người nông dân làm giàu. Vấn đề là, các địa phương phải xây dựng cho được vùng quy hoạch chuyên canh và tuân thủ quy hoạch đã có; tập trung sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các tiêu chuẩn của OCOP thì mới phát triển bền vững.

“Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách mới, xây dựng những mặt hàng có triển vọng để tập trung nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng hàng nông sản, cũng như tổ chức các đợt xúc tiến đầu tư, giới thiệu quảng bá sản phẩm để các doanh nghiệp nước ngoài biết đến”, ông Dương Văn Tô cho hay.

Kiểm tra, phân loại chuối trước khi đóng gói được thực hiện một cách chặt chẽ…
Kiểm tra, phân loại chuối trước khi đóng gói được thực hiện một cách chặt chẽ…

Được biết, trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ giao các ngành có liên quan nghiên cứu, hướng dẫn, giúp bà con nông dân kết nối giữa sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Về lâu dài, tỉnh Quảng Ngãi chủ trương tăng giá trị gia tăng cao trên một diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho tương lai, là phải sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao trên một diện tích. Qua đó, tạo điều kiện cho người nông dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Gia đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội

Bình Gia đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế- xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số…
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 1 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 1 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Kinh tế - Khánh Thi - 2 giờ trước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Giáo dục - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Là người con dân tộc Tày, đến nay thầy giáo Vi Văn Hà đã có 16 năm cống hiến cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình càng cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...
Độc đáo Tết trâu, bò của người Xạ Phang

Độc đáo Tết trâu, bò của người Xạ Phang

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Hằng năm, vào ngày 1/10 Âm lịch, người Xạ Phang (nhóm địa phương của dân tộc Hoa) lại tổ chức Tết trâu, bò. Theo quan niệm của người Xạ Phang, trâu, bò không chỉ là tài sản lớn nhất mà còn là người bạn đồng hành của đồng bào trong cuộc sống hằng ngày.
Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Việc triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024 nhằm tạo sinh kế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó, cùng với việc hỗ trợ giống vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên còn tích cực hướng dẫn người dân về kiến thức kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo đảm các dự án triển khai đạt hiệu quả cao.
Tân Lạc (Hòa Bình): Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Công tác Dân tộc - Hà Vy - 2 giờ trước
Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17

Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17

Thể thao - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Trong 3 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt (ngày 1 - 3/12), các vận động viên tham dự Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - tranh Cúp Sao Vàng năm 2024 đã cống hiến nhiều trận đấu hay, đẹp mắt, để lại ấn tượng tốt cho khán giả, góp phần tạo nên sự thành công tốt đẹp của giải.