Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Nhiều hộ dân sống chật vật trong vùng dự án ‘treo" hơn 20 năm

T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước

Hơn 20 năm trước, dự án Khu hành chính Cảng Kỳ Hà ở thôn Trung Toàn, xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) có chủ trương triển khai xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong số 50 hộ dân trong vùng dự án, mới chỉ có 22 hộ đã được tái định cư, 28 hộ còn lại vẫn “mắc kẹt” trong khu quy hoạch "treo" này.

28 hộ dân ở thôn Trung Toàn sống chật vật trong dự án treo hơn 20 năm
28 hộ dân ở thôn Trung Toàn sống chật vật trong dự án "treo" hơn 20 năm

Muốn làm gì cũng khó!

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Khu hành chính Cảng Kỳ Hà, có chủ trương triển khai xây dựng từ năm 2003. Để thực hiện dự án, 50 hộ dân ở thôn Trung Toàn, xã Tam Quang, huyện Núi Thành sẽ được giải tỏa và bố trí tái định cư. Tại thời điểm đó, mới chỉ có 22 hộ dân được bố trí tái định cư và đền bù theo diện giải tỏa phục vụ dự án. Số hộ còn lại phải sống khổ trong vùng quy hoạch dự án, đến nay đã 21 năm.

Trong xóm nhỏ ở tổ 1, thôn Trung Toàn có chừng 30 nóc nhà, khung cảnh đìu hiu. Nghe có khách đến, nhiều người lớn tuổi ở đây chậm rãi mở cánh cửa sắt cũ kỹ, mời khách vào "mục sở thị" những căn nhà xuống cấp nhưng không được sửa chữa. 

“Người dân rất hy vọng được sớm giải quyết, một là bố trí tái định cư sớm, hoặc là có quyết định thu hồi dự án để người dân an tâm mà làm nhà cửa”, ông Bùi Xảo (thôn Trung Toàn) chia sẻ.

Cũng theo ông Xảo, người dân ở đây cũng từng rất hy vọng khi triển khai dự án, thì sẽ sớm được bố trí tái định cư. Tuy vậy, mòn mỏi đã hơn 20 năm đến nay vẫn chưa có động thái gì về đền bù, giải tỏa, trong khi đó khi con cái lớn, lập gia đình muốn làm nhà ở riêng cho con thì lại không dám làm.

Đường sá không được đầu tư khiến cho việc đi lại của người dân thôn Trung Toàn gặp nhiều khó khăn
Đường sá không được đầu tư khiến cho việc đi lại của người dân thôn Trung Toàn gặp nhiều khó khăn

Còn ông Lê Tấn Ngọn (93 tuổi), tâm sự: Vợ chồng ông nay đã lớn tuổi, vẫn sống trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ được xây cách đây gần 45 năm. Nhà đã xuống cấp trầm trọng, nhiều chỗ bị nứt nẻ nhưng vẫn không dám xây lại. Người dân sống ở đây lâu đời, quen với mảnh đất này rồi, không muốn rời đi. Tuy nhiên, khi nhà nước có chủ trương, bà con vẫn đồng thuận di dời, nhường đất để làm dự án. Vậy mà, đến nay gần 30 hộ như gia đình ông vẫn chưa được tái định cư.

Ông Lê Tấn Ngọn 93 tuổi vẫn sống trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ. Bí bách quá, con gái ông đã xây căn nhà mới bên cạnh để ở dù biết sai quy định
Ông Lê Tấn Ngọn, 93 tuổi bao năm vẫn sống trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ. Thương bố và bí bách chỗ ở, con gái ông đã "làm liều" căn nhà bên cạnh để ở

Cũng theo ông Ngọn, con đường dẫn vào thôn thì đất đỏ bụi bặm, mưa xuống là ngập, đi lại rất khó. Vậy nhưng, từ đó đến nay dù người dân mong mỏi, thì đường vẫn chưa được bê tông hay trải nhựa. Khu vực này lại thấp, nên cứ mưa là ngập.  Sống trong nhà cũ bí cách quá, con gái tôi mới làm một nhà nhỏ bên cạnh để ở. Chúng tôi mong các cấp nhanh chóng có chính sách để bà con bớt khổ” ông Ngọn nói thêm.

Đề nghị hủy thu hồi đất

Dự án "dậm chân" quá lâu dẫn đến nhiều bất cập cho các hộ dân đang sinh sống tại đây. Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, là nhiều gia đình bí bách về chỗ ở, vì không thể tách thửa. Một số người mới lập gia đình đành vay mượn tiền đi nơi khác sinh sống, một số khác đành “làm liều” dựng nhà dù biết không đúng quy định.

“Những hộ dân đã được tái định cư thì đã ổn định cuộc sống, những người còn ở lại thì thiệt thòi. Vợ chồng cho con đất làm nhà, nhưng chính quyền không cấp “sổ hồng”. Giờ gia đình đông người nên phải dựng lên ở tạm. Còn điện thì mười mấy hộ dùng chung một đường dây, rất yếu. Muốn bắt riêng, thì cần phải có sổ hồng nên rất khó” bà Lê Thị Lệ,  (53 tuổi) thôn Trung Toàn than thở.

Ông Phan Vĩnh Tiến, Chủ tịch UBND xã Tam Quang, huyện Núi Thành, cho biết: Dự án khu hành chính Cảng Kỳ Hà đã có quyết định triển khai từ năm 2003, đến nay đã hơn 20 năm. Hiện còn 28 hộ dân còn sinh sống ở đó, đời sống của họ rất khó khăn nhất là đường giao thông, điện. Một số hộ có đất rộng, muốn tách thửa cho con cũng không được, gây tâm lý bức xúc cho người dân.“Vì dự án kéo dài, chúng tôi đã có chính sách hỗ trợ tạm thời cho người dân, nhưng về lâu dài, tỉnh cần có chính sách cụ thể để giải quyết  dứt điểm vấn đề này”, ông Tiến cho biết.

Bà Lê Thị Lệ chia sẻ những khó khăn khi phải sống trong vùng dự án ""treo".
Bà Lê Thị Lệ chia sẻ những khó khăn khi phải sống trong vùng dự án "treo".

Cũng theo ông Tiến, chính quyền dù biết là làm nhà không đúng quy định pháp luật, nhưng vẫn chấp nhận cho bà con xây dựng để có cái nhà tử tế để ở. Bà con cũng có cam kết là, sau này khi Nhà nước triển khai dự án, thì không đền bù họ vẫn chấp nhận. Bên cạnh đó, chính quyền cũng hỗ trợ người dân lót đường đá dăm, nhưng chỉ được thời gian ngắn. Do đó, vấn đề cấp thiết là các cấp cần có phương án để hỗ trợ cho người dân.

Ông Lê Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành, cho biết: Liên quan đến dự án này, UBND huyện Núi Thành đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, hủy bỏ quyết định thu hồi đất do chưa triển khai thực hiện dự án.

Trước đó, từ tháng 1/2008, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định thu hồi hơn 262 ha đất tại các xã Tam Quang, Tam Nghĩa của huyện Núi Thành, để giao đất cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (nay là BQL các Khu kinh tế và Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Nam) quản lý, sử dụng, để xây dựng Khu Thương mại tự do giai đoạn 1 (Khu Hành chính Cảng Kỳ Hà).

UBND huyện Núi Thành có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi quyết định thu hồi đất của các hộ dân vì dự án "dậm chân tại chỗ" nhiều năm.
UBND huyện Núi Thành có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi quyết định thu hồi đất của các hộ dân vì dự án "dậm chân tại chỗ" nhiều năm.

Thực tế, từ khi có quyết định thu hồi đất đến nay đã kéo dài hàng chục năm, nhưng dự án chưa triển khai thực hiện. Việc này làm ảnh hưởng đến đời sống, quyền lợi chính đáng của người dân như: Không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển mục đích, chuyển quyền, thế chấp quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở... gây bức xúc trong Nhân dân.

“Nhằm đảm bảo công tác quản lý đất đai tại địa phương, tránh lãng phí tài nguyên đất, huyện Núi Thành đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, hủy bỏ quyết định thu hồi đất để có cơ sở đầu tư hạ tầng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi” - trích văn bản của UBND huyện Núi Thành.

Liên quan đến tình trạng này, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Ban quản lý Các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, tập trung rà soát lại quy hoạch, sau đó đề xuất giải pháp để giải quyết tình trạng dự án kéo dài nhằm đảm bảo cuộc sống cho bà con tại vùng dự án.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vấn đề này!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Xã hội - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 2 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 3 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã được xin ý kiến về các vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Quốc hội biểu quyết chọn 3 trong 4 vấn đề đã được cho đại biểu ý kiến để chất vấn thành viên Chính phủ vào ngày 11 và 12/11 tới.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 4 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.