Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sẽ phát triển sâu hơn, bền vững hơn

PV - 19:39, 13/12/2021

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc khẳng định quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đang phát triển hết sức tốt đẹp, giao lưu về kinh tế, thương mại, con người, văn hóa… đều phát triển ở mức độ hiếm có thể tìm thấy.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug với các đại biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug với các đại biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 13/12 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tại thủ đô Seoul, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug đã cùng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) phối hợp tổ chức.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc (FKI) Huh Chang-soo trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tham dự diễn đàn nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc; đồng thời bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu của Việt Nam thời gian qua.

Trong khủng hoảng đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,91% năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay đạt 5,64%. Việt Nam đặt mục tiêu đạt bình quân GDP đầu người 5.000 USD vào năm 2045 và sẽ trở thành nước phát triển vào năm 2045. Là quốc gia có tiềm năng tăng trưởng lớn, Việt Nam đang hòa nhịp với xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đang thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Chủ tịch FKI nêu rõ là đối tác chiến lược của Việt Nam, Hàn Quốc ủng hộ tầm nhìn và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc.

Với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, đầu tư nước ngoài lớn nhất với khoảng 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp này tuyển dụng khoảng 1 triệu người lao động Việt Nam. Trong 2-3 năm tới, khi tình hình COVID-19 được kiểm soát, ước tính quy mô giao dịch thương mại giữa hai nước sẽ đạt trên 100 tỷ USD.

Những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong thời gian gần đây trên phạm vi toàn cầu khiến kinh tế Việt Nam, Hàn Quốc và doanh nghiệp hai nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, như câu tục ngữ về tình bạn của người Việt Nam “suốt đời gắn bó keo sơn, cùng chung chí hướng, cùng nhau kết tình," Chủ tịch FKI tin rằng khi Việt Nam và Hàn Quốc gắn kết với nhau, hai nước có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Chủ tịch FKI nhấn mạnh nhấn mạnh “Với sự hiện diện của Ngài Chủ tịch Quốc hội, diễn đàn hôm nay sẽ trở thành đòn bẩy tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước và là bước đệm cho kỳ tích sông Hồng trong thế kỷ thứ 21."

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug chứng kiến lễ trao giấy phép đầu tư. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug chứng kiến lễ trao giấy phép đầu tư. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Phát biểu chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển hết sức tốt đẹp, giao lưu về kinh tế, thương mại, con người, văn hóa… đều phát triển ở mức độ hiếm có thể tìm thấy trong các mối quan hệ quốc tế.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam là cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc lên tầm cao mới. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hai nước ký kết một số hiệp định, thỏa thuận hợp tác rất quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh: “Trong chuỗi kinh tế toàn cầu và chuỗi giao lưu hàng hóa toàn cầu thì mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc vô cùng quan trọng. Tôi tin tưởng quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc sẽ phát triển sâu hơn, bền vững hơn.”

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại kỷ niệm 3 năm trước đã từng thăm Hàn Quốc và tham dự Diễn đàn doanh nghiệp rất thành công giữa hai nước. Diễn đàn lần này được tổ chức ngay trong ngày thăm chính thức đầu tiên của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam với sự tham dự của các doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm tại Việt Nam và cả những doanh nghiệp mới, đang tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã cho thấy doanh nghiệp hai nước đều đang nỗ lực vượt lên những khó khăn của đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ hết sức tốt đẹp. Hai nước sẽ kỷ niệm 30 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022. Trên cơ sở quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch là một trong những trụ cột của quan hệ song phương. Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng của Hàn Quốc không chỉ ở phương diện song phương mà còn cả trong khu vực ASEAN.

Trao đổi thương mại Việt Nam-Hàn Quốc hằng năm chiếm khoảng 50% tổng giá trị trao đổi thương mại Hàn Quốc-ASEAN. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới tăng cường của Hàn Quốc. Hai nước cũng đang xem xét nâng cấp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược hiện nay lên tầm cao mới, xứng đáng với sự tin cậy, với quan hệ và tiềm năng hợp tác của hai nước.

Đại dịch COVID-19 trong hai năm vừa qua đã tác động tới cả hai nước, song với những Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết, Hiệp định về Bảo hiểm xã hội sẽ được ký nhân chuyến thăm chính thức lần này và với rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký với các nước như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) …, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng không gian và dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn còn rất nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã thông báo với các doanh nghiệp Hàn Quốc về tình hình Việt Nam, những kết quả quan trọng về kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi kinh tế trong thời gian qua. Năm 2021, Việt Nam dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 3%.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Điều đáng mừng là nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn đang rất ổn định. Lạm phát thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Các chỉ số của nền kinh tế trong tháng Chín, tháng 10 trở lại đây liên tục có những khởi sắc. Xuất khẩu 11 tháng năm nay tăng trưởng hơn 24% so với cùng kỳ; có mức xuất siêu khá lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm đã sắp cán mốc 600 tỷ USD, riêng nông sản dự kiến đạt khoảng 45 tỷ USD."

Đại biểu dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 theo chiến lược thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đầu năm 2022, Việt Nam sẽ thí điểm mở lại các đường bay quốc tế, trong đó có điểm đến rất quan trọng là Seoul. Việt Nam cũng đang thúc đẩy các nước công nhận hộ chiếu vaccine để nối lại giao thương và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi lại, hợp tác làm ăn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để 60.000 chuyên gia, lao động Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam. Tới đây, khi hai nước nối lại đường bay quốc tế và công nhận hộ chiếu vaccine thì việc đi lại, trao đổi giữa hai nước sẽ ngày càng thuận tiện hơn.

Đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ tiêm vaccine cho người đủ 18 tuổi trở lên và bắt đầu tiêm mũi tăng cường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiêm cho khoảng 30% trẻ em từ 12-17 tuổi để có thể sớm đưa học sinh quay trở lại học trực tiếp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập đến một nội dung rất quan trọng trong chuyến thăm lần này là đại diện chính phủ hai nước sẽ ký kết Hiệp định về Bảo hiểm xã hội, tương trợ lẫn nhau trong lĩnh vực này để bảo đảm quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và người lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam. Đây là hiệp định đầu tiên của Việt Nam ký với nước ngoài, có nội dung khác với quy định của pháp luật Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội cho rằng điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho hai nước tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư trong thời gian tới.

Vừa qua đã có rất nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc chọn Việt Nam như một điểm đến, một quê hương thứ hai vì hai đất nước, hai dân tộc vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược trong hợp tác song phương cũng như hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Quốc hội Việt Nam ủng hộ nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, phấn đấu đến năm 2023 riêng về thương mại sẽ đạt mốc 100 tỷ USD theo hướng ngày càng cân bằng và đến năm 2030 phấn đấu đạt mục tiêu 150 tỷ USD.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Tuy dịch bệnh hiện nay rất khó khăn nhưng Việt Nam có câu "sau cơn mưa trời lại sáng". Còn Hàn Quốc có câu "sau cơn mưa đất sẽ rắn chắc hơn.". Chúng tôi tin rằng trong lúc khó khăn đã là anh em bạn bè, càng khó khăn càng đến với nhau hơn. Trong điều kiện thế giới đang biến động nhanh chóng, nhiều yếu tố khó lường, bất định thì quan hệ  Việt Nam-Hàn Quốc luôn luôn không thay đổi. Nhiều người nói Việt Nam và Hàn Quốc là thông gia, thành người trong một nhà rồi, do đó, chúng ta chia sẻ những kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong phát triển. Chúng ta đã có 30 năm rất tốt đẹp và ngày càng tốt đẹp, phấn đấu trước mắt 30 năm tới sẽ gặp hái được nhiều kết quả cao hơn nữa, nhiều hơn nữa vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước, vì mục tiêu cao cả nhất là mang lại sự ấm no, thịnh vượng cho nhân dân mỗi nước".

Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã chứng kiến lãnh đạo các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương ký và trao 15 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp của Hàn Quốc. Cùng với đó, 12 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa thuận hợp tác khác đã được ký và trao bằng hình thức trực tuyến./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.