Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ cao tuổi trong cộng đồng DTTS ở tỉnh Gia Lai đã nêu cao tinh thần “tuổi cao, gương sáng”, không chỉ cống hiến, gìn giữ, mà còn trao truyền cho thế hệ sau các giá văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Media -
Thúy Hồng -
14:26, 26/09/2024 Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi do Hội LHPN Việt Nam chủ trì đã triển khai 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Các gói chính sách đã giúp phụ nữ DTTS trong độ tuổi sinh đẻ được trang bị thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, được tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em.
Xã hội -
Ngọc Thu -
15:40, 05/11/2024 Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông vận động phụ nữ DTTS đến sinh con tại cơ sở y tế tại xã Ia Hrú.
Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp bách của phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025), được thiết kế các mô hình hoạt động mang tính toàn diện thiết thực, cụ thể, phù hợp cơ sở đã tạo hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, một số mục tiêu đạt và vượt kế hoạch, thì cũng còn nhiều mục tiêu chưa đạt. Điển hình là các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới cần có thời gian để tác động và có sự quan tâm giải quyết có hệ thống, thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.
Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Sức khỏe -
Minh Nhật -
10:27, 10/10/2024 Trong nhiều năm qua, Hội LHPN các cấp tỉnh Hà Giang không ngừng nỗ lực vận động, tuyên truyền, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ; từng bước tiến đến mục tiêu năm 2025, Việt Nam có trên 80% phụ nữ DTTS có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế.
Ngày 13/8, tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự kiện có sự tham dự của 250 hội viên phụ nữ DTTS đến từ 7 xã trên địa bàn huyện Phong Thổ.
Xã hội -
Thúy Hồng -
06:22, 18/07/2024 Chiều 17/7, tại Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em giai đoạn 1 và khuyến nghị hỗ trợ giai đoạn 2026 - 2030.
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) đã giúp phụ nữ, trẻ em DTTS nơi đây thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xoá bỏ hủ tục, rào cản định kiến giới… để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Tin tức -
Trung Hiếu -
23:15, 26/08/2024 Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông vận động phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Tham dự sự kiện có khoảng hơn 500 hội viên, phụ nữ, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao của hai địa phương.
Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề,... đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ DTTS tích cực phát triển kinh tế vươn lên xóa đói giảm nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.
Xây dựng chính sách đặc thù về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ DTTS sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng để có chính sách can thiệp phù hợp thì cần có bộ dữ liệu chính xác về tình hình chăm sóc sức khỏe của phụ nữ DTTS hiện nay.
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Tin tức -
Minh Anh -
07:19, 28/03/2024 Ngày 26/3, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ thức buổi tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin về công tác dân tộc, tôn giáo. Tham dự buổi tập huấn có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh; Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền. Buổi tập huấn diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu tỉnh, thành với sự tham gia của các Ban, đơn vị thuộc Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN các tỉnh, thành.
Xã hội -
Minh Nhật -
15:36, 10/08/2024 Từ đầu năm đến nay, tại một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái và Lai Châu đã có nhiều phụ nữ DTTS kết hôn với người nước ngoài, trong đó xã Nậm Có, Mù Cang Chải (Yên Bái) chỉ tính riêng tháng 7/2024 có tới 27 trường hợp.
Với quyết tâm xóa bỏ các hủ tục, góp phần xây dựng đời sống văn minh, tiến bộ, nhiều tấm gương phụ nữ DTTS đã vượt qua các rào cản, định kiến, tiên phong vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cương quyết xóa bỏ các hủ tục. Nhờ đó, nhiều hủ tục ở vùng đồng bào DTTS đã được đẩy lùi, tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều phụ nữ DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hiện nay, tình trạng phụ nữ đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Gia Lai sinh đẻ tại nhà vẫn còn tồn tại. Và chỉ khi gặp biến chứng, họ mới chọn cách đến bệnh viện. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở vùng đồng bào DTTS.
Tin tức -
Ngọc Thu -
05:10, 26/11/2023 Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã thành lập nhiều mô hình, câu lạc bộ bằng cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS, đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, thay đổi nhận thức phụ nữ DTTS, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, chủ động phòng, chống nạn buôn bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em.