Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Điều tra cơ bản địa chất phải đi trước một bước

PV - 21:37, 08/02/2023

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại phiên họp của Hội đồng thẩm định quốc gia Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch), sáng 8/2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có vai trò, ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có vai trò, ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trình bày dự thảo báo cáo thẩm định dự thảo Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Ts. Trần Mỹ Dũng - Phó Cục trưởng Cục Địa chất, Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chủ trì xây dựng Quy hoạch) cho biết, trong quá trình xây dựng, nội dung quy hoạch đã được so sánh với các văn bản pháp luật liên quan, quy hoạch của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời, quán triệt tinh thần Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhiều giải pháp thực hiện, bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ quá trình thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tài nguyên địa chất, khoáng sản vừa là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước, vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia, cần được quy hoạch, điều tra, thăm dò đầy đủ. Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản phải đi trước một bước, làm cơ sở xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách và có chính sách thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, tập trung điều tra, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng. Thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản phải quản lý tập trung, thống nhất.

Lựa chọn nhiệm vụ, dự án có tính cấp bách, ưu tiên

Tại phiên họp, các ý kiến nhận định, tài liệu hồ sơ trong dự thảo Quy hoạch đã được chuẩn bị, tiếp thu, giải trình, đăng tải theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch. Quy hoạch đã nêu đúng, đầy đủ hiện trạng, tồn tại, hạn chế của việc thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhất là về nguồn lực, tài chính…

"Ý kiến, góp ý của 69 tổ chức, bộ, ngành, địa phương, chuyên gia trong nhiều phiên họp trước đã được tiếp thu, giải trình chi tiết, hợp lý, có cơ sở khoa học, căn cứ pháp luật", Ts. Nguyễn Thành Vạn (Tổng hội Địa chất Việt Nam) đánh giá; đồng thời cho rằng, các mục tiêu tổng quát, cụ thể, có tính khả thi, nếu thực hiện đúng như Quy hoạch đề ra thì đất nước sẽ có nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản, đủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tại cuộc họp, Ts. Trần Tất Thắng (Tổng hội Địa chất Việt Nam) đề xuất điều chỉnh một số nhiệm vụ điều tra địa chất tại khu vực miền núi, đô thị, nông thôn, biển đảo… phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; nâng cao năng lực nhân lực và trang thiết bị cho các đơn vị điều tra, khảo sát địa chất; có cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp, địa phương, các ngành cho điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản…

Đồng tình ý kiến này, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, tỉnh Thái Nguyên, Kiên Giang, Quảng Bình, Đắk Lắk… cho rằng, cần căn cứ nguồn lực thực tế để lựa chọn nhiệm vụ, dự án có tính cấp bách, ưu tiên, khả thi để tập trung thực hiện, trong đó nhấn mạnh vai trò điều phối tổng thể cũng như bố trí nguồn lực từ Trung ương.

Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản phải gắn bó hữu cơ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 có vai trò, ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước; là quy hoạch lớn, chuyên môn sâu về kỹ thuật, kinh tế. Cơ quan chủ trì xây dựng, soạn thảo quy hoạch đã nỗ lực, nghiêm túc, cầu thị, khoa học, bài bản, đúng với quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Các đóng góp, phản biện của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học đã được nghiên cứu tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự thảo Quy hoạch; giúp Hội đồng đánh giá quá trình triển khai, tổ chức xây dựng Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo Luật Quy hoạch và các luật pháp liên quan, theo đúng trình tự thủ tục, quy trình, căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn… đồng thời, các ý kiến đã chỉ ra những nội dung, vấn đề cần chỉnh sửa một cách toàn diện, thẳng thắn, khoa học, công tâm.

Khẳng định công tác điều tra, khảo sát địa chất là hoạt động nghiên cứu rất cơ bản, phục vụ mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu, quá trình tiếp thu, hoàn thiện Quy hoạch phải bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Luật Quy hoạch, nhiệm vụ Thủ tướng đã phê duyệt, các nghị quyết có liên quan của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; các chiến lược phát triển có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương, từ đó đặt ra những định hướng, nhiệm vụ ưu tiên. "Bám sát các văn bản pháp lý, chiến lược, quy hoạch nhưng cần linh hoạt", Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng Quy hoạch tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng Quy hoạch tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ghi nhận ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin, số liệu, kết quả, nhất là tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong thực hiện điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản thời gian qua, không chỉ ở Bộ TN&MT mà cả ở Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam, các đại học quốc gia… từ đó có "bức tranh" toàn diện đánh giá hiệu quả, thực chất về độ bao phủ, khối lượng công việc đã thực hiện, khả năng bổ trợ nguồn lực lẫn nhau trong hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, khoáng sản, .

"Vừa qua, hầu hết các hoạt động điều tra địa chất chỉ tập trung đánh giá trữ lượng khoáng sản, trong khi tư liệu về tài nguyên địa chất còn thiếu", Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị Bộ TN&MT rút kinh nghiệm từ những dự án điều tra địa chất, khoáng sản lớn đã triển khai để thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Hoạt động điều tra cơ bản địa chất phải căn cứ vào tiến bộ khoa học-công nghệ; các ưu tiên, nhu cầu phát triển; lợi thế và yêu cầu của thị trường. "Nhiều đề án, nhiệm vụ muốn triển khai phải nghiên cứu thêm về công nghệ, phương pháp vậy có cần đặt ra trong Quy hoạch hay không", Phó Thủ tướng đặt câu hỏi và cho rằng cần có sự phối hợp giữa Bộ TN&MT với Bộ KH&CN để hoàn thiện các tiêu chí xác định phạm vi, quy mô triển khai, lĩnh vực cần tập trung, những nhiệm vụ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước…

Phó Thủ tướng yêu cầu hoạt động điều tra cơ bản địa chất phải đi trước một bước trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh sạt lở bờ biển; đánh giá tiềm năng các mỏ vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng; tiềm năng khoáng sản, nguyên - vật liệu chiến lược…; đi đôi với công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến, nhất là những khu vực có yêu cầu cụ thể, ưu tiên.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch phải thống nhất cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản địa chất thống nhất, phục vụ công tác quản lý tài nguyên địa chất, khoáng sản trên cả nước, cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu.

Lực lượng điều tra, khảo sát địa chất phải được quy hoạch, tổ chức lại; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trang thiết bị, máy móc hiện đại trên cơ sở rà soát toàn bộ quy định pháp luật, đặc biệt các định mức đơn giá, thiết bị kỹ thuật.

Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng Quy hoạch tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, đóng góp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm check in lãng mạn cho giới trẻ

Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm check in lãng mạn cho giới trẻ

Du lịch - Mai Thắng - 2 giây trước
Những năm qua, nhiều bạn trẻ ở khắp mọi miền Tổ quốc đã chọn đi “phượt” tại Đảo Ó- Đồng Trường (thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đến đây, du khách được check in với những hàng cây cao vút, được lắng nghe chim ó gọi bầy, làm duyên trước các Bungalow có thiết kế độc lạ và đắm mình ngắm cánh rừng nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Kinh tế - Thuý Hồng - 1 giờ trước
Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa làm tốt công tác xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.
Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 1/4, Ban Tổ chức cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023” tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải. Đây là cuộc thi giành cho các tác giả chuyên, không chuyên, các du khách và người dân với mục đích ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhằm quảng bá và lan tỏa tinh thần của Lễ hội Cà phê lần thứ 8.
Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Người dân vùng chịu ảnh hưởng hẳn đã rất ngán ngẩm mỗi khi phải nhắc tới cụm từ “dự án thủy điện”. Thực tế thì những vướng mắc, tồn tại chưa giải quyết trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựa như một “ung nhọt” cần phải được giải quyết dứt điểm, thay vì cứ rềnh ràng như nhiều năm qua.
Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Trong những năm gần đây, Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại thuộc tốp đầu cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, thời tiết ở Gia Lai đã bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại ở chó, mèo; đồng thời nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người dẫn đến tử vong nếu người dân vẫn còn tâm lý chủ quan.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Media - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Hoa khôi Báo chí Press Beauty 2023 gọi tên Nguyễn Thục Uyên Nhi

Hoa khôi Báo chí Press Beauty 2023 gọi tên Nguyễn Thục Uyên Nhi

Giải trí - Trương Vui - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Tối ngày 31/3, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra đêm Chung kết Cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí Press Beauty 2023. Thí sinh Nguyễn Thục Uyên Nhi vinh dự giành vương miện Hoa khôi với sắc đẹp, lòng nhân ái và trí tuệ.
Khảo sát hỗ trợ học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Khảo sát hỗ trợ học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Nhịp cầu nhân ái - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Vừa qua, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo - người tàn tật - trẻ em mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Lao động, Thương bình và Xã hội tỉnh Hà Giang tiến hành khảo sát gia cảnh cháu Giàng Thị Lầu và Giàng Thị Dợ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Niêm Tòng để có biện pháp hỗ trợ.
Cách mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin

Cách mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin

Tin tức - Như Ý - 2 giờ trước
Từ ngày 1/4/2023, tất cả các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin theo quy định chính thức bị khóa chiều gọi đi và sẽ bị thu hồi sau 60 ngày. Vậy bạn cần làm gì để mở lại thuê bao sau khi bị khóa số vì chưa chuẩn hóa thông tin? Hãy làm theo những hướng dẫn sau nhé.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, đang có chuyến thăm Việt Nam.